Nhớ chụp cho cô một tấm để dành…

Dang Phat 177 lượt xem 3 Tháng Bảy, 2023

Hè đến và sau đó là mùa tựu trường.

Mùa của họp lớp, hình ảnh các cựu học sinh tràn ngập trên facebook.

Tôi nhận lời với Ban tổ chức Cựu học sinh năng khiếu Cần Thơ tổ chức họp lớp với một yêu cầu, cuộc họp là một tam giác tình: Bạn bè – Cha mẹ – Thầy cô.

Không phải gặp nhau để ôn quá khứ trên bàn nhậu.

Viết kịch bản nội dung như thế nào? Và hình thức thể hiện?

May nhờ Ban tổ chức lập ra hai Fanpage: Cựu Học sinh Năng khiếu Cần Thơ (tương tác nội bộ) và Về Lại Miền Thương (phổ biến cộng đồng). Từ đó, tôi dần dần hiểu ra những gì mình cần làm để toát lên được cái tam giác tình ở một bối cảnh thập niên 80 của thế kỷ XX.

Rất ngạc nhiên, nhiều bạn nay đã có sự nghiệp trên khắp thế giới: người làm ở Nasa, dầu khí Trung Đông, IBM, trưởng khoa tiếng Việt ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng tại TPHCM… tất cả đang khát khao có được một ngày gặp lại nhau.

Đọc các bài viết trên hai Fanpage, tôi phát hiện ra một điều, thầy cô cấp hai là ít được nhắc đến ở cộng đồng.

anh 07
Vợ chồng thầy Lam Phi Hùng. Thời đó, thầy vừa dạy học vừa chạy xe lôi từ Bắc Cần Thơ về trung tâm thành phố.

Bạn Trần Thị Xuân Trang trong Ban tổ chức nói: “Anh lên ý tưởng làm điều gì gấp đi, thầy cô già rồi, em sợ tụi mình chậm chân”.

Sau vài lần chat trên mạng, bên cạnh lễ tri ân trong ngày họp lớp, điều cần làm gấp là chụp một ảnh đẹp, đem niềm vui đến cho từng người.

Có người cả đời không có được một bức ảnh ra hồn. Mọi thứ sẽ qua đi nhưng khoảnh khắc hạnh phúc sẽ còn mãi nơi bức ảnh.

Con cháu người già (trẻ nhất là U 70, đa phần là U 80, có cả U 90), nhiều người không muốn cho chụp, sợ điềm không may. Suốt nhiều ngày trời, đại diện Ban tổ chức gọi điện thăm hỏi và thuyết phục, cuối cùng được sự đồng ý của thầy cô lần con cháu của mình.

Tôi gọi điện cho nhà nhiếp ảnh Nguyễn Vũ Phước: “Em giúp anh chụp ảnh chân dung cho thầy cô nhe, ở Cần Thơ lận. Có người còn sức để con cháu chở đến tập trung, có người mình phải đến tận nhà vì bệnh nền, ngồi xe lăn..”. Nguyễn Vũ Phước đồng ý và hẹn lịch chụp.

Ngày chụp vui đến bất ngờ. Các thầy cô lâu ngày không gặp nhau đã rôm rả thăm hỏi nhau như thời trẻ. Các thầy cô ăn mặc thanh lịch và đôi mắt sau cặp kính tràn đầy sức sống.

Khi công việc chụp ảnh bắt đầu, tôi chạy đi ghi hình một đoạn phim ngắn ở Đại học Cần Thơ, để phục vụ ngày Hội “Về Lại Miền Thương” do con của các cựu học sinh tái hiện lại hình ảnh cha mẹ mình ngày xưa, thì nhận được tin nhắn của Xuân Trang, xong hết rồi anh, thầy cô vui lắm…

anh 30
Thầy Trịnh Tri Tấn, một trong những Hiệu trưởng trường chuyên An Cư 1- Cần Thơ

Sau đó, một bạn cựu học sinh lái xe đưa tôi về điểm chụp. Tôi nóng ruột:

– “Thầy cô chụp xong rồi làm gì”

– “Đang ăn, ăn khí thế luôn. Hồi nãy, toàn bộ thầy cô khi được chụp ảnh xong đều yêu cầu, chụp cho cô một – tấm – để – dành”.

Điện thoại mở loa, bạn cựu học sinh đang chạy xe chở tôi, tự nhiên tay lái chao một chút, miệng lẩm bẩm: “Một bức để dành, thương quá anh”.

NGUYỄN HẢI NINH

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm