Ngôi nhà mái ngói đỏ mang nét xưa ở Quảng Ngãi, tái sử dụng nội thất cũ.

Trần Lâm 256 lượt xem 8 Tháng Sáu, 2023

Ngôi nhà ở Quảng Ngãi xây mới nhưng theo lối truyền thống, xưa cũ với mái ngói đỏ chống nóng, phần gạch thẻ để làm sân, hàng rào.

v2 1
Quảng Ngãi House là công trình do nhóm kiến trúc sư Lê Viết Hội, Nguyễn Văn Đức và Đặng Thanh Bảo hoàn thành ở tỉnh Quảng Ngãi năm 2020. Tổng diện tích khu đất khoảng 300m2, trong đó diện tích xây dựng là 190m2, phần còn lại cho sân cổng.
v3 1
Công trình được xây mới nhưng theo lối truyền thống, xưa cũ. Với dạng nhà này, vật liệu truyền thống như gạch thẻ, mái ngói đỏ, sàn bê tông… được ưu tiên sử dụng nhiều. Phần gạch thẻ để làm sân, hàng rào, mái ngói đỏ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ và giúp nhà mát mẻ vào ngày nắng nóng, giảm hấp thụ nhiệt. Ranh giới giữa bên ngoài và bên trong của ngôi nhà ống dường như được phân định không quá rạch ròi mà có tính kết nối nhiều hơn nhờ hàng rào gạch mộc.
v4 1
Cây xanh bố trí dọc hai bên nhà. Quảng Ngãi House có hàng hiên dài yên bình, có tác dụng che chắn nắng và như nối liền không gian bên trong và thế giới thiên nhiên bên ngoài. Khí hậu trong nhà nhờ hàng hiên sẽ được điều tiết để mang lại sự thoải mái, thư giãn
v5 1
Chỉ cần mở cánh cửa kính ra, gia chủ có thể cảm nhận thiên nhiên trọn vẹn.
v6 1
Ánh sáng được khai thác bằng nhiều cách khác nhau, từ các khoảng sân trong, kính lấy sáng trên mái, cửa sổ kính… mang lại sự chuyển tiếp không gian trong và ngoài nhà.
v7 1
Quảng Ngãi House thể hiện nếp sống xưa qua cách bố trí nhà nhưng phù hợp với lối sống hiện đại. Gian thờ được bố trí ở vị trí trung tâm, giống như những ngôi nhà truyền thống. Từ đây, các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng kết nối với tất cả các không gian sinh hoạt chung ở tầng 1 như phòng khách, bếp – ăn.
v8 1
Hình ảnh bình phong, mặt nước thường thấy trong kiến trúc nhà rường được tái hiện lại trong Quảng Ngãi House với ngôn ngữ hiện đại đem lại sự trang nghiêm và tăng tính riêng tư cho gian thờ.
v9 1
Tất cả các phòng ngủ đều nằm tại phía cuối nhà, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh. Phòng ngủ tối giản, được bố trí tại “nhà dưới” nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối với không gian sinh hoạt.
v10 1
Sau khoảng sân vườn, phòng khách là không gian tiếp theo của ngôi nhà ống. Đây cũng là khoảng đệm ngăn cách giữa phòng khách và gian thờ. Cầu thang dạng xoáy ốc, đẹp và chắc chắn.

Theo Quỳnh Nga

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm