Skip to content
LÀNG VIỆTLÀNG VIỆT
  • Tp. Hà Nội
  • Fica
  • Lang Viet News
  • Trang Chủ
  • Cổng làng
  • Giải trí
  • Đời sống
  • Doanh nghiệp
  • Xưa và nay
  • Ta và Tây
  • Video

Người Việt thời xưa xem giờ thế nào?

Trần Lâm 437 lượt xem 8 Tháng Sáu, 2023

Chưa có đồng hồ để xác định giờ trong ngày, người Việt thời xưa sử dụng một số phương pháp nhằm phân chia giờ giấc, phục vụ sinh hoạt.

Nội dung chính

Toggle
  • 1. Đơn vị phân chia một ngày của người Việt thời xưa là gì?
  • 2. Theo cách phân chia của người xưa, giờ chính Ngọ tương ứng với thời gian nào trong ngày?
  • 3. Các ghi chép về loại đồng hồ có mặt số kiểu hiện đại xuất hiện lần đầu dưới triều đại nào?
  • 4. Thời nhà Nguyễn, bộ phận nào của triều đình chịu trách nhiệm về tính toán giờ giấc, làm lịch, xem ngày?
  • 5. Đồng hồ đo bằng bóng nắng có tên gọi là gì?

1. Đơn vị phân chia một ngày của người Việt thời xưa là gì?

c1
Canh, khắc

Theo ghi chép của nhà Nguyễn, khi chưa có đồng hồ và cách chia 24 giờ/ngày, người Việt thường sử dụng cách chia một ngày thành 12 canh giờ, tương ứng với 12 con giáp. Mỗi canh tương ứng với 2 giờ.

Tuy nhiên, còn một cách chia khác là “đêm năm canh, ngày sáu khắc”. Ban đêm được tính từ lúc 7h tối đến 5h sáng, mỗi canh có 2 giờ và một đêm dài 10 tiếng. Về 6 khắc của ban ngày, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về độ dài 1 khắc của người xưa.

2. Theo cách phân chia của người xưa, giờ chính Ngọ tương ứng với thời gian nào trong ngày?

c2
12h Trưa

Giờ Ngọ tương ứng với khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ trong ngày. Vì vậy, giờ chính Ngọ là 12 giờ trưa.

Người nông dân thường nhìn bóng cây để đoán được giờ Ngọ. Cây đứng bóng là đã đến giờ ăn uống, nghỉ trưa. Đến khi thấy bóng cây hơi nghiêng là đã qua giờ Mùi, lại tiếp tục lao động. Thời điểm 5 giờ chiều – 7 giờ tối thường có tiếng chiêng, trống từ trại lính, báo hiệu kết thúc một ngày.

3. Các ghi chép về loại đồng hồ có mặt số kiểu hiện đại xuất hiện lần đầu dưới triều đại nào?

c3
Nhà Lê Trung hưng

Dưới thời Lê trung hưng, nhiều thương nhân của phương Tây đã đến buôn bán với nước ta. Vì vậy, loại đồng hồ có mặt số, phân chia một ngày theo 24 giờ dần xuất hiện.

Trong sách Phủ Biên tạp lục, nhà bác học Lê Quý Đôn đã ghi lại những mô tả và hình vẽ về những chiếc đồng hồ này. Cụ thể, mặt đồng hồ được đánh số thứ tự theo kiểu Tây phương (1,2,3,…) lẫn chữ Hán. Một số chiếc được chia thành 12 khung thời gian, một số chia thành 24 khung, khi kim chạy hết 1 vòng sẽ kết thúc 1 ngày.

Theo sách Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất, thợ thủ công dưới quyền chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) thậm chí còn sao chép hoàn thiện những chiếc đồng hồ của thương nhân nước ngoài. Đồng hồ sao chép có hình dáng và khả năng hoạt động không khác gì phiên bản gốc.

4. Thời nhà Nguyễn, bộ phận nào của triều đình chịu trách nhiệm về tính toán giờ giấc, làm lịch, xem ngày?

c4
Khâm Thiên Gám

Thời nhà Nguyễn, Khâm Thiên Giám là cơ quan chuyên quan sát thiên văn, thời tiết, đồng thời làm lịch, xem ngày, báo giờ để định mùa vụ cho nhân dân.

Ngoài ra, Khâm Thiên Giám cũng chịu trách nhiệm giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần Chánh, nơi ở của vua.

Thời vua Lê Thánh Tông, cơ quan này có tên Tư Thiên Giám, thuộc bộ Lễ.

5. Đồng hồ đo bằng bóng nắng có tên gọi là gì?

 

c5
Khuê Biểu

Khuê biểu” hay đồng hồ đo bằng bóng nắng là một dụng cụ tính thời gian đơn giản của người xưa. Nó bao gồm một thước đồng nằm ngang (khuê) và một thước thẳng đứng (biểu), đặt vuông góc với nhau.

Ngoài ra, còn một số dụng cụ đo thời gian phổ biến khác như “nhật quy” – đồng hồ mặt trời, “lâu khắc” – đồng hồ nước, “sa lậu” – đồng hồ cát.

Việt Nam xưa

 

Danh mục: Cổng làng Xưa và nay
Từ khóa: của người Việt Nam xưa thời gian xem thời tiết

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    17 3

    Chùa Tư Đình

    Nằm trên một khu đất cao ráo với địa thế đẹp thuộc tổ 4 phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), chùa Tư Đình (Sùng Khánh tự) là một ngôi chùa cổ gắn với lịch sử hình thành lâu đời của làng Tư Đình xưa. Từ nhiều nguồn sử liệu cho thấy, chùa Tư...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    11 2

    Mở cửa đình làng

    Ở Hà Nội, những ngôi đình được tôn tạo ngày một nhiều hơn. Song, trong khi kiến trúc được trả lại thì chức năng sinh hoạt mới chỉ được trả lại… một nửa. Bên cạnh chức năng tín ngưỡng, tâm linh, đình làng xưa còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa, xã hội...

Được quan tâm

2 7
Khương Ngọc công bố dự án phim mới – Hành trình xúc động về tình bà cháu

Sau thành công của Chị Dâu, đạo diễn Khương Ngọc tiếp tục gây chú ý khi công bố dự án điện ảnh mới mang tên “Cục vàng của ngoại”,...

1
‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng...

Anh chup Man hinh 2025 03 17 luc 08.43.56
“Lửa từ Đất” thăng hoa trong đêm diễn mở màn đầy cảm xúc

Tối 15/3, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, khán giả đã có một đêm nghệ thuật thăng hoa với những cung bậc cảm...

20 3
Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực...

19 3
Võng La vươn mình cùng thời đại

Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của...

18 3
“Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi...

16 4
Nam châm hút tập đoàn công nghệ toàn cầu đến Việt Nam

Trước nhu cầu nhân sự AI và bán dẫn tăng cao, nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu hướng về Việt Nam để tìm kiếm nhân tài. Ông Christopher...

13 3
Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là...

Top mới ra
2 7
Khương Ngọc công bố dự án phim mới – Hành trình xúc động về tình bà cháu
1
‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới
Anh chup Man hinh 2025 03 17 luc 08.43.56
“Lửa từ Đất” thăng hoa trong đêm diễn mở màn đầy cảm xúc
20 3
Chữ “đức” gửi đến ngàn sau
19 3
Võng La vươn mình cùng thời đại
18 3
“Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

LÀNG VIỆT

Giấy phép số: 07/GP-STTTT Do Sở Thông tin và Truyền thông Tp.Hồ Chí Minh cấp. cấp ngày 28/01/2021

Địa chỉ: 61 Hoa Sữa, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Hotline: 096.295.7010

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Phi Hùng

  • RSS
  • Liên hệ toà soạn
  • Liên hệ quảng cáo: 096.295.7010
  • Email: qc@langviet.vn
LÀNG VIỆT
Liên hệ quảng cáo: truyenthonghelios@gmail.com
Copyright 2025 © https://langviet.vn Bản quyền thuộc về Trang điện tử LÀNG VIỆT ®
  • Trang Chủ
  • Cổng làng
  • Giải trí
  • Đời sống
  • Doanh nghiệp
  • Xưa và nay
  • Ta và Tây
  • Video