Tranh vẽ Hai Bà Trưng trên đồng hồ Thụy Sĩ “đạo” tác phẩm của họa sĩ Việt?

Trần Lâm 233 lượt xem 8 Tháng Sáu, 2023

Theo thông tin từ hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, hoạ sĩ Xuân Lam và luật sư đang liên hệ, làm việc với bên hãng đồng hồ Thuỵ Sỹ Christophe Claret để có phản hồi.

Hãng đồng hồ Thụy Sỹ Christophe Claret mới đây giới thiệu bộ sưu tập mới mang tên Legend, trong đó có mẫu đồng hồ mang hình ảnh Hai Bà Trưng.

z1 1
Hình ảnh Hai Bà Trưng trên đồng hồ của hãng Christophe Claret.

Bộ sưu tập này từng được Christophe Claret hé lộ hồi năm 2021, nhằm tôn vinh các nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Gần đây, hình ảnh và thông tin cụ thể về chiếc đồng hồ đặc biệt đã được thương hiệu Thụy Sỹ công bố.

“Christophe Claret muốn bày tỏ lòng tôn kính tới Hai Bà Trưng – hai nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam vào thế kỷ thứ I – những người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm”, trích bài đăng giới thiệu chiếc Christophe Claret “Hai Bà Trưng” trên fanpage chính thức của hãng.

Bên cạnh đó, hãng cũng cho biết bức vẽ Hai Bà Trưng được sử dụng trong đồng hồ là tác phẩm của họa sỹ nổi tiếng Thụy Sĩ André Martinez.

Mặc dù Christophe Claret chưa công bố chính thức giá của mẫu đồng hồ này. Tuy nhiên, dựa trên giá vật liệu chế tác so với các mẫu trong cùng bộ sưu tập thì giá mẫu thiết kế ước chừng từ 714.000 – 747.000 USD (hơn 15 tỷ đồng).

Đa số khán giả thích thú khi hãng đồng hồ Thụy Sĩ tôn vinh hình ảnh nhân vật lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người nhận xét thiết kế của họa sĩ André Martinez giống hai bức tranh là: Hai Bà Trưng và Thiên hạ thái bình từng được hoạ sĩ Xuân Lam giới thiệu trong triển lãm Vẽ lại tranh dân gian lần 2 với tên gọi Cuộc gặp gỡ xưa – nay, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cuối năm 2019.

z2 1
Hai tác phẩm “Hai Bà Trưng” và “Thiên hạ thái bình” từng được Xuân Lam giới thiệu trong triển lãm cá nhân cuối năm 2019.

Trao đổi với phóng viên VTC News, hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn – Giám tuyển nghệ thuật, giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam, khẳng định bản vẽ này là của Xuân Lam. Nhận xét về học trò của mình, ông Sơn nói: “Đây là phong cách đặc trưng mà Xuân Lam đã theo đuổi nhiều năm nay kể từ khi ra trường. Vẽ lại tranh truyền thống với kỹ thuật đổ màu, tạo hình hiện đại, dễ tiếp cận với các bạn trẻ. Xuân Lam cũng là nghệ sĩ được nhiều bạn trẻ theo dõi nên không khó để nhận ra ngôn ngữ đồ họa, bút pháp trong các tác phẩm”.

Theo thông tin từ hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, hoạ sĩ Xuân Lam và luật sư đang liên hệ, làm việc với bên hãng đồng hồ Thuỵ Sỹ Christophe Claret để tìm câu trả lời.

Phóng viên VTC News đã liên hệ với hoạ sĩ Xuân Lam, tuy nhiên anh chưa lên tiếng về sự việc này.

Xuân Lam sinh năm 1993, tại Hà Nội. Năm 2016, anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Thiết kế đồ hoạ tại FPT Arena. Từ đó, anh bắt đầu thực hiện dự án vẽ lại những bức tranh dân gian Việt Nam như: Đàn cá chép, Vinh hoa Ngũ hổ, Ước vọng hồi sinh… theo phong cách riêng với tạo hình gần gũi hơn với giới trẻ hiện nay. Xuân Lam còn có ý tưởng vẽ tranh trên các vật dụng khác như: Váy, túi xách, phong bao lì xì, lịch bàn, sổ tay…

Theo VTC

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    21 3

    Guwahati – một góc Ấn Độ

    Nhắc đến bang Assam ở miền Đông Bắc Ấn Độ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến loại trà Assam lừng danh thế giới. Ngoài ra, đây còn là một điểm đến du lịch giàu có về thắng cảnh, lịch sử, văn hóa. Và nếu du khách muốn khám phá “kho tàng” Assam thì hãy bắt...
    8 5

    Trôi giữa đôi bờ di sản trên dòng Danube

    Có một thói quen trong lịch trình khám phá những vùng đất mới mà tôi luôn giữ: Dành khoảng thời gian nhất định cho những chuyến “lạc trôi” bằng thuyền trên sông. Từ dòng Seine trữ tình, sông Thames lịch lãm, đến dòng Rhine hùng vĩ hay những con kênh thơ mộng ở Amsterdam, mỗi...
    13 2

    Dịu dàng Kyoto

    Đất nước Nhật Bản, biểu tượng của sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống, đã không còn đón Tết âm lịch từ thời Minh Trị (thế kỷ XIX). Vì vậy, khi chọn Kyoto làm điểm đến trong những ngày đầu năm mới, tôi mang theo niềm háo hức và tò mò về vùng...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...

Được quan tâm