Vũ khí đặc biệt giúp Trung Quốc chống lại ‘tai ương’ thất nghiệp chưa từng có của giới trẻ

Trần Lâm 216 lượt xem 6 Tháng Sáu, 2023
X1
Ảnh: The New York Times

Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục tại Trung Quốc

Kayla Liu gặp áp lực lớn từ các cố vấn nghề nghiệp tại trường đại học rằng cô phải tìm việc làm bằng mọi giá. Tuy nhiên, cô gái 21 tuổi chuyên ngành tiếng Anh không thể kiếm được một công việc full-time tốt sau nhiều tháng tìm kiếm. Vì vậy, cô quyết định khởi nghiệp và bán vòng tay handmade trên trang thương mại điện tử Taobao.

Cửa hàng trực tuyến của Liu mang lại khoảng 300 nhân dân tệ (42 USD) mỗi tuần, khoảng 987.000 đồng/tuần – đủ để cô trang trải chi phí hàng ngày trong thời gian tìm kiếm một công việc toàn thời gian khác. Và hoàn cảnh của cô không phải duy nhất.

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16-24 tuổi ở Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục – 20,4% trong tháng 4 – tăng từ 19,6% trong tháng 3

X2

Dự kiến, có hơn 11 triệu sinh viên mới tốt nghiệp sẽ tham gia thị trường lao động vào mùa hè này. Vì vậy, chính quyền Trung Quốc cũng đã áp dụng “chiến lược ưu tiên việc làm” với hy vọng tạo ra 12 triệu việc làm mới trong năm nay.

Ngoài ra để thích ứng, hàng triệu người đã gia nhập thị trường làm nghề tự do trên khắp Trung Quốc. Theo số liệu gần đây nhất của Cục Thống kê Quốc gia, Trung Quốc hiện có 200 triệu “nhân viên linh hoạt” vào cuối năm 2021, gấp gần ba lần so với năm 2020.

Hay theo dữ liệu từ Trung tâm Hướng nghiệp và Thông tin Sinh viên Giáo dục Đại học Trung Quốc, hơn 16% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học ở quốc gia này vào năm 2020 và 2021 đã chọn việc làm linh hoạt.

Những người này sẽ không bị ràng buộc bởi các hợp đồng lao động chính thức, có thể làm những công việc bán thời gian, tạm thời hoặc thời vụ.

Mô hình làm việc “linh hoạt” đang được coi là một trong những giải pháp tối ưu để giảm tỷ lệ thất nghiệp – vốn cao kỷ lục ở Trung Quốc – một vấn đề phức tạp do dân số ngày càng già đi và thu hẹp lại.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, họ đã tìm được việc làm trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như giao đồ ăn, bán hàng trên đường phố, phát livestream hoặc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.

X3
Những người làm việc linh hoạt ở Trung Quốc đang tìm được việc làm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả giao đồ ăn

Chính quyền địa phương trên cả nước trong những tuần gần đây cũng tăng cường hỗ trợ cho mô hình “việc làm linh hoạt”. Các tỉnh Hồ Bắc, Sơn Đông, Chiết Giang và Quảng Đông thiết lập các trạm di động giúp mọi người tìm được công việc như vậy.

Chelsea Li (22 tuổi) đã học ngành nhân sự ở Thành Đô. Cô nói rằng: “Có cảm giác như mọi người đang tranh giành một vài vị trí giống nhau.”

Được biết, Chelsea đã tạm gác giấc mơ tìm công việc văn phòng và chuyển sang bán bánh và đồ tráng miệng trên đường phố.

Theo SCMP, với khoảng 60 phần bán vào mỗi buổi sáng, cô có thể kiếm được khoảng 500 nhân dân tệ/ngày (hơn 1,6 triệu đồng/ngày). “Thành thật mà nói, đây là điều hạnh phúc nhất mà tôi có được kể từ khi tốt nghiệp, nó mang lại cho tôi cảm giác hài lòng. Tìm kiếm và gửi hồ sơ xin việc là một quá trình mệt mỏi”, cô chia sẻ.

Vũ khí đặc biệt thoát khỏi cảnh “nghèo” của giới trẻ Trung Quốc

Đối với một số thanh niên Trung Quốc, làm các công việc linh hoạt đi kèm với sự phát triển của các phương tiện truyền thông mạng xã hội khiến họ không còn muốn làm các công việc truyền thống.

Leon Liu (26 tuổi), một sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc, cho biết khi làm công việc “linh hoạt”, anh có thể dành nửa năm để đi du lịch trong khi vẫn có thể làm việc hoàn toàn từ xa.

“Ban đầu gia đình tôi không ủng hộ và muốn tôi tìm một công việc ổn định, lâu dài trong một công ty. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng mô hình làm việc linh hoạt này thực tế hơn”.

Liu thông thạo tiếng Anh, Pháp và Đức. Anh nhận dạy ngoại ngữ online và bắt đầu kinh doanh điều phối các dự án trao đổi văn hóa giữa sinh viên Trung Quốc và Trung Đông. Anh cũng đồng thời là nhà tư vấn tự do cho các dự án kỹ thuật và kiến trúc.

“Làm việc online cũng như trở thành ông chủ của chính mình mang lại cho tôi nhiều niềm vui. Số tiền tôi kiếm được cũng đủ để trang trải các chuyến du lịch của mình”, anh chia sẻ.

Chưa hết, Liu cũng có thể được chọn người muốn làm việc cùng hay dự án nào sẽ thực hiện và làm những công việc bản thân thấy có ý nghĩa.

Summer Huang (33 tuổi ở Quảng Châu) đã nghỉ việc tại một công ty công nghệ hai năm trước và bắt đầu nhận khách hàng với cương vị người quản lý mạng xã hội. Đồng thời, cô cũng là một nhà sáng tạo nội dung cho nền tảng phong cách sống Xiaohongshu.

X4
Thu nhập hàng tháng của cô dao động từ 20.000-50.000 nhân dân tệ, tùy thuộc vào công việc mà cô đảm nhận (66-165 triệu đồng)

Tuy nhiên, để có được thu nhập như vậy, cô cho biết: “Thành thật mà nói, đôi khi nó còn mệt mỏi hơn cả công việc toàn thời gian trước đây của tôi. Nếu bạn ngừng làm việc, tiền cũng sẽ ngừng lại. Ngoài ra, thu nhập cũng khó có thể đoán trước. Đó là cái giá để đổi lấy sự tự do”.

Ngoài ra,  Lu Sina (28 tuổi) – người từ bỏ công việc tại một công ty sản xuất sản phẩm dành cho bà bầu chuyển qua làm tư vấn nghề nghiệp tự do tại Hàng Châu chỉ ra: “Tôi cảm thấy công việc linh hoạt khiến mọi người cảm thấy ít bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc khi trải qua các giai đoạn trong cuộc sống. Chúng tôi cảm thấy tự do hơn để theo đuổi những gì mà bản thân mong muốn”. Được biết, Sina đã kiếm được khoảng 20.000 NDT/tháng (xấp xỉ 66 triệu đồng/tháng).

Tham khảo SCMP

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    16 4

    Nam châm hút tập đoàn công nghệ toàn cầu đến Việt Nam

    Trước nhu cầu nhân sự AI và bán dẫn tăng cao, nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu hướng về Việt Nam để tìm kiếm nhân tài. Ông Christopher Nguyễn – nhà sáng lập và CEO của Aitomatic cho biết như vậy khi đề cập đến những lợi thế lớn của Việt Nam tại diễn...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...

Được quan tâm