Bộ TN&MT: Tái chế phế liệu nhựa thực hiện kinh tế tuần hoàn

Dang Phat 148 lượt xem 20 Tháng Năm, 2023

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới năm 2023 “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa – Solutions to Plastic Pollution”, chiều ngày 18/5/2023, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020″.

Tại Hội thảo có sự tham dự của đại biểu, chuyên gia đến từ Liên Minh tái chế bao bì Việt Nam (ProVietNam),Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ĐHQG-HCM), Vụ pháp chế (Bộ TN&MT), Công ty Commercial Plastics Holding PTE. LTD. (sau đây viết tắt là CPC) và các cơ quan quản lý môi trường, Viện nghiên cứu, tổ chức liên quan,…

z4360343055580 2b85f228e96c2af21e67204aba09808b
Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường phát biểu tại hội thảo

Phát biểu chào mừng Hội thảo, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT, Bộ TN&MT cho biết: Việt Nam hiện nay đang gặp tình trạng ô nhiễm nhựa nặng.

Trước thực trạng, thách thức do ô nhiễm bởi rác thải nhựa (RTN), Chính phủ Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện như Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 về đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025”; Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam”.

Đặc biệt Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 có nhiều điểm mới và mang tính đột phá góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế tại Việt Nam, cụ thể tại Điều 142 quy định về Kinh tế tuần hoàn; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết về tiêu chí, cách thức áp dụng, phân công trách nhiệm và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn. Theo đó, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được xác định “là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.

z4360343201206 26ff2eebf27f56305770eef0e556c0f0
Toàn cảnh Hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020″

Thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn nói riêng và pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung cho người dân và các doanh nghiệp. Nhiều mô hình về thực hiện kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng đã được giới thiệu, quảng bá trực tiếp đến các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và các hộ sản sản xuất.

Để đạt được mục tiêu kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu chất thải thì Công nghệ tái chế chất thải là yếu tố quan trọng. Chúng ta cần tìm cách sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến đảm bảo về mặt sản phẩm sau tái chế đạt yêu cầu đồng thời đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc đầu tư, phát triển tập trung vào công nghệ tái chế chất thải sẽ giúp các chuyên gia và nhà quản lý chất thải có được cái nhìn sâu sắc về những thách thức và cơ hội trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn của Luật BVMT 2020.

Nội dung hội thảo tập trung vào việc thảo luận về các chính sách và quy định pháp luật liên quan đến tái chế phế liệu nhựa theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Hội thảo sẽ giới thiệu các công nghệ và phương pháp tiên tiến trong tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, cung cấp cái nhìn sâu hơn về cơ sở pháp lý hiện có và tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực này.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thi, chuyên gia Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường, theo đó trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu một loại sản phẩm, hàng hóa được mở rộng tới giai đoạn sản phẩm, hàng hóa đó được thải bỏ. Nhà sản xuất, nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, hàng hóa bao gồm từ các khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ĐHQG-HCM) đã chia sẻ về những lợi ích của mô hình kinh tế tuần hoàn trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam. Đặc biệt, việc tái chế và tái sử dụng chất thải nhựa giúp giảm sự tiêu thụ nguyên liệu mới, giảm lượng rác thải và tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, mô hình này còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực tái chế và tái sử dụng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.

z4360343330489 198255eead4840a806d34aebdb2cdd96
Tổng giám đốc Commercial Plastics Holding Mr. Steven Granot chia sẻ tại Hội thảo

Đại diện CPC ông Mr. Steven Granot, Tổng Giám Đốc của Commercial Plastics Holding (Singapore) đã chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực tái chế hạt nhựa tái sinh trong ngành bao bì thực phẩm cũng như định hướng đầu tư, áp dụng công nghệ tái chế này tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực. CPC được hậu thuẫn bởi các tổ chức tài chính toàn cầu hàng đầu gồm Tổ chức tài chính phát triển đầu tư của chính phủ Vương quốc Anh (BII), Quỹ đầu tư của Na Uy dành cho các nước đang phát triển (Norfund), Quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Bộ hợp tác Phát triển Đan Mạch (IFU) cho mục tiêu thực hiện khoản đầu tư bền vững và có trách nhiệm trên toàn thế giới. CPC đã áp dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu của Châu Âu vào quy trình sản xuất đạt hiệu quả cao trong tái chế nhựa tạo sản phẩm tái sinh sử dụng sản xuất bao bì thực phẩm.

z4360343489407 eb01c7bc5c8b5b7a48545f7c6a4e12b6
Các đại biểu chụp hình lưu niệm

Kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT đánh giá ý nghĩa của buổi hội thảo là rất lớn trong hoạt động tái chế phế liệu nhựa thành hạt nhựa tái sinh phục vụ cho ngành bao bì thực phẩm trong nước mà hiện nay chưa được quan tâm, đầu tư nhiều, nhằm tăng dần tỷ lệ tái chế nhựa phế liệu trong nước đồng thời giảm lượng nhựa nguyên sinh nhập khẩu, góp phần giảm lượng chất thải nhựa ra môi trường, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Bài viết cùng chủ đề:

    15

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024: Bệ đỡ cho các dự án thiết thực trong cuộc sống

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024, có chủ đề “Khởi nghiệp xanh – xu hướng phát triển bền vững”, được tổ chức từ ngày 08 – 09/11/2024. Đây là chuỗi sự kiện với nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, ấn tượng như: diễn đàn khởi nghiệp (Cama-FORUM), cuộc thi khởi nghiệp...
    13 1

    Nhựa Tiền Phong tặng xe đạp cho học sinh nghèo Hải Phòng

    Nhựa Tiền Phong vừa kết hợp cùng Hội Bảo trợ trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Tiên Lãng và trường THCS Khởi Nghĩa. Trước đó, từ đầu năm 2024, Nhựa Tiền Phong cũng đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ người tàn tật và...
    10 2

    Oppo ra mắt tai nghe không dây chống ồn Enco Air4 tại Việt Nam

    Oppo vừa chính thức giới thiệu tại Việt Nam mẫu tai nghe không dây chống ồn thế hệ mới Enco Air4, hứa hẹn mang đến trải nghiệm âm thanh sống động cho người dùng. Oppo Enco Air4 được trang bị nhiều tính năng vượt trội, bao gồm khả năng chống ồn tốt hơn, chất âm ấn...
    5 2

    Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư bán dẫn

    Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với sự tham gia của nhiều đối tác và doanh nghiệp công nghệ cao. Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn. Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo...
    2 7

    Nhựa Tiền Phong tài trợ chính cho Tuần lễ nước Việt Nam 2024

    Với chủ đề “Phát triển ngành nước Việt Nam: An ninh, An toàn, Hiệu quả và Hội nhập”, Tuần lễ nước Việt Nam đã trở thành sự kiện tâm điểm năm 2024 của ngành nước. Chương trình do Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức và được bảo trợ của Bộ...

Được quan tâm