Chuyện lạ ở Hà Nội: Bí ẩn ngôi nhà cổ chỉ xây trong 1 đêm, vững chãi suốt 300 năm!

Trần Lâm 226 lượt xem 7 Tháng Năm, 2023

Không dễ để nhìn thấy căn nhà từ xa bởi nó bị che khuất bởi các biển hiệu và kiến trúc hiện đại của các nhà khác.

Căn nhà này có “tuổi đời” đã 115 năm, chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành của 5 thế hệ.

Căn nhà đặc biệt duy nhất ở phố cổ

Nằm giữa phố Hàng Cân, một căn nhà nhỏ lặng lẽ tồn tại, mang trong mình nét đẹp của một thời Hà Nội đã lùi xa vào quá khứ. Đây có lẽ là căn nhà cổ duy nhất được con cháu trong gia đình giữ nguyên nét văn hóa cũ và sử dụng cho đến ngày hôm nay.

Chị Trần Minh Thủy (46 tuổi), con cháu trong ngôi nhà 42 Hàng Cân chia sẻ: “Căn nhà được xây dựng từ lúc chưa có đường nhựa. Trước kia, ở đây là bãi sông Hồng bồi lên, cổ lắm, khắp nơi toàn đất thôi. Thậm chí mỗi lúc lau nhà, càng lau đất càng ùn lên.”

r1
Ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa phố xá tấp nập

Trước nhà, quầy bán giấy dó của mẹ chị Thủy cũng gợi lại nét cổ xưa. “Nghe mẹ tôi kể, từ thời Pháp thuộc thì bán đủ các thứ. Nào là bán chè, bán gương, đủ các loại hàng tạp hóa. Còn bán giấy thế này cũng được 25 năm rồi”.

Cũng theo lời 2 mẹ con chị, ngôi nhà này từ khi được xây lên đến nay chỉ có mình dòng họ chị sinh sống, không cho ai thuê, mà cũng không nhượng lại cho ai như những nhà khác.

Có một thời gian sau giải phóng, căn nhà bị đóng cửa bỏ không vì mọi người đều đi học, đi làm xa hết. Nhưng đến năm 1992, khi mẹ chị Thủy về hưu, bà mới mở cửa lại và bắt đầu bán hàng giấy.

Nét yên bình từ những góc thân quen

Ngôi nhà 42 Hàng Cân được xây 2 tầng. Nhìn vào căn nhà, tưởng như một mình nó đang chống lại sự trôi chảy của thời gian. Từ mặt tiền cho đến bếp, từ căn gác xép hay cánh cửa và cả các vật dụng nhỏ, tất cả đều tái hiện một Hà Nội rất xưa.

Ngôi nhà này có điểm đặc biệt là các phần như bếp, gác xép, gian chính,… không hề liên quan đến nhau. “Nhà làm rất đơn sơ, chả có kiến trúc với thiết kế gì cả. Cứ xây lên, đục lỗ rồi cho gỗ vào, đúng kiểu nhà Đông Kinh Nghĩa Thục. Thế nên là gác xép mà đổ thì đằng sau còn nguyên, mà phần bếp nhỡ có sập thì trên này vẫn không ảnh hưởng gì.”
r2
Mọi không gian trong căn nhà vẫn nguyên như 115 năm trước

Bằng ánh mắt tự hào, chị Thủy nói: “Căn nhà này, từ lúc được dựng lên đến nay, hầu như chưa có bất cứ điều gì thay đổi. Từ cái tường đến các thanh gỗ đỡ căn gác xép, đến cả cái phản này cũng có từ đời các cụ, các kị rồi. Chỉ có cái mái tôn là phải sửa chữa một tí, vừa để nhà đỡ sập, vừa tạo không gian thoáng mát hơn”.

Các thanh gỗ trên trần nhà và cả cánh cửa gỗ có từ lúc căn nhà mới được xây lên, cho đến giờ tuy đã bị mối mọt ăn ít nhiều nhưng vẫn còn nguyên. “Nhà tôi cũng không muốn thay”, chị Thủy tâm sự, “Nhìn thế chứ chắc chắn lắm, chẳng biết bao giờ mới hỏng”.

r3
Trần nhà và cánh cửa tuy đã cũ nhưng vẫn chắc chắn

Ngôi nhà này từ bao đời nay vẫn là nơi đi về, sum họp của 5 thế hệ con cháu. Như lời chị Thủy, gốc gác cả nhà ở đây nên căn nhà chứa đựng rất nhiều giá trị. “Tuy giờ mọi người trong nhà không còn ở đây đông đủ nữa, nhưng cứ đến ngày giỗ, ngày Tết là mọi người vẫn tập trung đông đủ. Những hôm như thế, cả nhà phải ngồi 6,7 mâm cỗ mới hết”.

r4
Căn bếp của căn nhà 42 phố Hàng Cân.

Có 1 người nước ngoài năm nào tới Việt Nam cũng phải đến ngắm ngôi nhà ở 42 phố Hàng Cân. Ông đưa ra yêu cầu chủ nhà không được sửa chữa gì cả, phải để nguyên mọi thứ, giữ gìn cái truyền thống. Hơn nữa, là để có cái cho ông … ngắm, tưởng tượng về 1 Hà Nội xưa mà giờ khó có thể thấy lại.

 

Phố cổ tổng hợp

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm