Làng gốm Chăm Bàu Trúc – Di sản UNESCO giữ nguyên bản sắc

Dang Phat 232 lượt xem 20 Tháng Tư, 2023

Một trong những nét đặc trưng riêng biệt của vùng đất đầy nắng gió Ninh Thuận  không thể không nhắc đến chính là làng gốm Chăm Bàu Trúc. Một ngôi làng cổ với nghề làm gốm đã tồn tại hơn 800 năm về trước vẫn còn giữ nguyên vẹn những giá trị văn hoá ban đầu.

Cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km về phía Nam, ngay mặt đường quốc lộ 1A thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có một ngôi làng nhỏ mang tên Bàu Trúc. Là một trong những ngôi làng cổ nhất Đông Nam Á với nghề làm gốm tinh sảo được tạo nên từ chính bàn tay của những người nghệ nhân tài ba, tạo nên những kiệt tác nghệ thuật làm mê đắm lòng người.

z4281070451587 69ce5bc0ec3babf01768c067e1d6adc4
Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở Ninh Thuận
Lịch sử làng gốm Bàu Trúc

Cho đến ngày nay câu chuyền về lịch sử nghề gốm này vẫn được truyền miệng từ đời sang đời khác rằng, mình chính là con cháu của Pô Klong Chang ông là một quan thần của vua Chăm Pô Klong Giarai (1151 – 1205).

Ông là người có công di dân từ vùng đồi núi đến tại cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống và dạy cho người Chăm tại đây cách trồng trọt, đánh bắt và buôn bán để người dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nghèo nàn.

Nghề gốm được hình thành từ việc ông đã sử dụng đất sét tại bờ sông, con suối để tạo ra các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, việc chế tạo ra được các vật dụng bằng gốm thời đấy đã giúp ích cho cuộc sống con người rất nhiều. Sau đấy truyền dạy lại cho người dân, và nghề gốm từ đó được phát triển.

Sau khi về sinh sống tại vùng đất mới, người Chăm tại vùng đồng bằng “Hamu Trok” đã phát triển nghề làm gốm ngày một phát triển hưng thịnh, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Từ đó đến nay lịch sử cũng đã trải qua nhiều biến cố, nhưng nghề gốm Bàu Trúc chưa hề bị mai một đi ngược lại vẫn giữ nguyên được những giá trị tinh thần như ban đầu.

z4281070457702 90937089ec0afcbe8232722005f8b52d
Ở trung tâm làng có gian trưng bày với rất nhiều tác phẩm thủ công từ nồi niêu, ấm nước cho đến chum vại hay những bức tượng vũ nữ
Nét đẹp văn hoá không bị phai mờ

Tại làng gốm Bàu Trúc đang có hơn 400 hộ gia đình cùng sinh sống. Nhưng có một điểm đặc biệt là hơn 80% hộ gia đình chọn nghề làm gốm để sinh sống đến nay theo dạng “Cha truyền con nối”, đây cũng là nguyên nhân mà ngôi làng được gọi là làng Gốm.

Các sản phẩm được sản xuất tại đây vô cùng đa dạng, từ ấm nước, bình hoa, bát, đĩa, chum vại,…Ngoài ra nét đặc sắc ở làng gốm này chính là làm ra những bức tượng mô phỏng lại những điệu múa uyển chuyển của những vũ nữ Apsara vô cùng khéo léo và tinh sảo. Nghề gốm đối với người dân nơi đây còn mang nhiều giá trị về mặt tinh thần, tâm linh, văn hoá, nghệ thuật,…

Nguyên liệu làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc là: đất sét, cát, nước ngọt trong đó đất sét ở làng Bàu Trúc với độ kết dính đặc biệt, một chất liệu đặc biệt để chế tác sản phẩm gốm Bàu Trúc.

Để tạo hình sản phẩm gốm, nghệ nhân phải thực hiện qua các quy trình cơ bản như làm đất, tạo dáng, nung gốm nhưng để tạo hình gốm thì không thể bỏ qua khâu chọn nguyên liệu. Một yếu tố tạo nên chất nghệ thuật của gốm Bàu Trúc nằm công đoạn tạo dáng. Tạo dáng gốm gồm: nặn hình, trang trí, miết láng và tu sửa gốm.

z4281070448053 f9acc87811faedef70e2bc3725193c2b
Điểm đặc biệt đó là ở làng gốm Chăm Ninh Thuận đó chính là những nghệ nhân hoàn toàn không cần dùng đến bàn xoay để tạo hình

Hoa văn trên gốm Bàu Trúc là những đường chạm khắc mang đậm nét văn hóa Chăm Pa như là những hình sông nước, chấm vỏ sò, hoa văn móng tay,… Gốm Chăm Bàu Trúc có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, đen  xám xen lẫn những vệt nâu đặc trưng, có tính “độc bản”. Các sản phẩm luôn có sự khác biệt riêng bởi mỗi sản phẩm tạo ra nó có cái hồn riêng lưu lại từ quá trình nung đất cho đến những nét hoa văn. Đó chính là yếu tố quan trọng trong nghề làm gốm của người Chăm từ xưa cho đến bây giờ và mai sau.

Bố cục trên các tác phẩm gốm thể hiện tự nhiên, phóng khoáng, tối giản. Hoa văn thường trang trí ở vai gốm, hoặc tạo đường viền ở vai và gần đáy gốm, hiếm khi họ trang trí toàn than gốm. Theo các nghệ nhân người Chăm làng Bàu Trúc là cộng đồng người Chăm Ahier, họ kiêng kỵ vẽ hoa văn hình động vật, hình người trên gốm bởi quan niệm hỏa táng (nghi thức trong lễ tang của người Chăm Bàlamôn). Gốm Bàu Trúc được nung lộ thiên nên trước khi xếp gốm, người thợ phải xếp các nguyên liệu nung (củi, rơm, trấu) thành những lớp nền nhất định. Những kỹ thuật này vừa quyết định chất lượng của sản phẩm gốm vừa khẳng định những giá nghệ thuật thể hiện trên gốm.

Giữa thời đại 4.0 các quy trình sản xuất hầu như đều được vận hành bằng máy móc, nhưng riêng làng nghề gốm Chăm Bàu Trúc này, tất cả đều được vận hành bằng 100% thủ công mà không hề bị cho là lỗi thời. Ngược lại còn được đánh giá cao vì những sản phẩm mà do con người làm ra sẽ cảm nhận được cái hồn rất riêng trong từng sản phẩm.

Nếu có dịp, hãy một lần ghé thăm làng gốm Bàu Trúc tại Ninh Thuận, để tận mắt chứng kiến những nét đẹp văn hoá của người dân tộc chăm, tự tay tạo ra những sản phẩm gốm sứ để cảm những được những giá trị đẹp mà được chính UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đây hứa hẹn sẽ là những trải nghiệm thú vị cho những ai yêu thích văn hoá Việt Nam ta.

Quỳnh Anh 

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm