Những sự kiện lịch sử Việt Nam ẩn chứa đằng sau bài đồng dao ‘Chi chi chành chành’

Trần Lâm 233 lượt xem 27 Tháng Ba, 2023

Trò chơi “Chi chi chành chành” cũng như bài đồng dao này chắc hẳn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu những điều ẩn chứa trong nội dung của nó.

Một trong những lý do khiến ý nghĩa của bài đồng dao này là do trong quá trình truyền miệng, “Chi chi chành chành” đã có sự biến tấu về nội dung khá đa dạng và gần như hoàn toàn khác so với bản gốc.

Phiên bản có lẽ được nhiều người dùng nhất hiện nay là:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương bú tí

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập.

a2 3

Một phiên bản khác là:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa mất cương

Ma vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

a3

Thế nhưng cả hai phiên bản trên đều rất khác so với bản gốc. Theo giải thích của sách Kinh Thi Việt Nam của nhà văn Trương Tửu, bài vè này được ghi lại trong giai đoạn lịch sử những năm 1856 – 1888 khi đất nước ta rơi vào loạn lạc, bị giặc Pháp xâm lược, triều đình rối loạn. Cụ thể là:

Câu đầu: Chu tri rành rành

Có nghĩa là bố cáo cho mọi người đều biết.

Câu thứ 2: Cái đanh nổ lửa

Ý nói giặc Pháp đã tấn công bán đảo Sơn Trà, chính thức đưa quân sang xâm lược Việt Nam.

Câu thứ 3: Con ngựa đứt cương

Chỉ việc triều đình Huế lúc bấy giờ rối loạn trước sự băng hà của vua Tự Đức vào năm 1883. Sự kiện này cho thấy câu “con ngựa đứt cương” hợp lý và có ý nghĩa hơn “con ngựa chết trương”.

a1

Câu thứ 4: Ba vương tập đế

Ý chỉ vào việc trong vòng chưa đầy 1 năm sau khi vua Tự Đức mất đã có liên tiếp 3 vị vua thay nhau lên ngôi. Đó là vua Dục Đức (làm vua ba ngày năm 1883), vua Hiệp Hòa (làm vua bốn tháng 1883), vua Kiến Phúc (tại vị 1883-1884). 3 vị vua này lần lượt lên ngôi và đều bị sát hại.

Câu thứ 5: Cấp kế đi tìm

Câu này nói về việc Tôn Thất Thuyết vì bị Thống Chế De Coursy xử ép nên đêm 22 tháng 5 năm 1885 liều đánh úp dinh Khâm Sứ và đồn Mang Cá ở Huế. Việc thất bại, Tôn Thất Thuyết đem vua đi trốn rồi truyền hịch Cần Vương đi khắp nơi. Quân Pháp một mặt lo dẹp loạn, một mặt cấp tốc cho người đi tìm vua Hàm Nghi để yên lòng dân.

Câu cuối: Hú tim òa ập

Chỉ vào việc tên Trương Quang Ngọc làm phản, cùng với suất đội hầu cận vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình, nửa đêm 26 tháng 9, 1888 cùng 20 thủ hạ xông vào chỗ vua tạm trú ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bắt vua trong lúc đang ngủ.

Dân gian tổng hợp

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    17 3

    Chùa Tư Đình

    Nằm trên một khu đất cao ráo với địa thế đẹp thuộc tổ 4 phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), chùa Tư Đình (Sùng Khánh tự) là một ngôi chùa cổ gắn với lịch sử hình thành lâu đời của làng Tư Đình xưa. Từ nhiều nguồn sử liệu cho thấy, chùa Tư...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    11 2

    Mở cửa đình làng

    Ở Hà Nội, những ngôi đình được tôn tạo ngày một nhiều hơn. Song, trong khi kiến trúc được trả lại thì chức năng sinh hoạt mới chỉ được trả lại… một nửa. Bên cạnh chức năng tín ngưỡng, tâm linh, đình làng xưa còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa, xã hội...

Được quan tâm