Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài chiết eo trứ danh. Áo bà ba xuất hiện không nhiều ở thành thị, thường chỉ những người già hoặc người làm công việc lao động chân tay như bán hàng rong vỉa hè hay trong các khu chợ mới thường mặc.
Còn áo dài lại được phụ nữ Sài Gòn khi ấy coi là một thứ váy áo mặc hàng ngày chứ không phải một “bộ cánh” chỉ được trưng diện những dịp trọng đại một năm vài lần. Họ có thể mặc áo dài đi tiệc, đi làm hay đi học, và cả khi xách giỏ đi chợ. Áo dài trước năm 1975 được may kiểu phom dáng không quá ôm khít cơ thể như bây giờ, với cổ cao kín đáo và đường chiết eo “trứ danh” nhằm tôn lên vẻ đẹp thắt đáy lưng ong của người phụ nữ.
Áo bà ba, áo dài dành cho những phụ nữ ưa phong cách ăn mặc truyền thống, kín đáo và đầy nữ tính. Còn váy ngắn, váy xòe hay trang phục ôm sát dành cho những quý cô chuộng nét đẹp phương Tây hiện đại, thời thượng và gợi cảm.
Phụ nữ Sài Gòn xưa chuộng mốt áo tân thời thắt eo, ngực nhọnNhững phụ nữ bán hàng, chạy chợ quen thuộc với chiếc áo bà ba, nón lá giản dịVới thời trang nam lúc bấy giờ, những đôi tông Lào hay dép quai hậu nhựa dẻo đang rất thịnh hành Thiếu nữ Sài Gòn sành điệu với mốt phối kính mát cùng các loại trang phục, từ áo phông, quần bó khỏe khoắn đến áo dài mềm mại Những phụ nữ chuộng vẻ đẹp phương Tây ưa thích kiểu tóc ngắn đánh bồng phồng cao, còn các cô gái truyền thống giản dị với tóc xõa hay cột gọn gàng với chiếc kẹp ba lá
Mốt “xuyên thấu” gợi cảm cũng đã manh nha xuất hiện trên phố Sài Gòn những năm 60, 70 Bà Tuyết Mai (mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên) và nữ diễn viên Kiều Chinh trong tà áo dài được cách tân phần cổ áo năm 1961 Cách phối áo dài truyền thống với băng đô đồng màu vẫn được nhiều cô gái Việt Nam thời hiện đại ưa chuộng Hai thiếu nữ Sài Gòn xưa rất biết cách phối đồ khi mặc nguyên “cây” đỏ cực “chất” hay chiếc váy suông không tay hoa văn xanh kết hợp cùng sandals ton – sur – ton Thiếu nữ Việt Nam hơn 40 năm về trước (trái) đã diện áo ngắn mang dáng dấp crop top, tay đeo đồng hồ, tóc đánh bông hiện đại kết hợp cùng kính mát tối màu sành điệu Kiểu dáng mũ bê rê từng xuất hiện tại Sài Gòn xưa cũng vẫn được các cô gái trẻ ngày nay yêu thích. Kiều Diễm tổng hợp
Trà Câu nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi. Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cho biết Trà Câu trong tiếng Chăm cổ có nghĩa là “dòng nước nhỏ”. Thật vậy, Trà Câu là con sông nhỏ nhất trong 4 con sông chính của tỉnh Quảng Ngãi, có chiều dài dưới 40 km, diện...
Chợ Bến Thành, trụ sở UBND Q.1, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Cục Hải quan TP.HCM, mộ ông Binh bộ kiểm duyệt Ty vừa được xếp hạng di tích cấp thành phố. Ngày 20.11, UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với di tích kiến trúc nghệ thuật...
Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa...
Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
Cuộc gặp gỡ nghệ thuật mang tên gọi ‘Cực quang Aurora – ánh sáng từ phương Nam’ là một hành trình khám phá vẻ đẹp huyền bí của ánh sáng, thông qua hội họa và nhiếp ảnh, của nghệ sĩ Nguyễn Duy Nhựt và Phạm Khiết Tường. Với Cực quang Aurora – ánh sáng từ phương...