Thưởng lãm hương sắc sen cung đình thơm ngát bên ngôi nhà ba gian 100 năm tuổi

Trần Hùng 243 lượt xem 14 Tháng Sáu, 2022

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km, ngôi nhà ba gian tròn 100 năm tuổi của gia đình ông Tạ Hồng Điệp (huyện Thường Tín) nổi bật bởi trong khuôn viên sân vườn là những chậu sen cung đình thơm ngát do chính tay ông nhân giống.

21 3
Ngôi nhà ba gian mang đậm phong cách làng quê Bắc Bộ mà gia đình ông Điệp đang sinh sống được xây dựng từ năm 1922 trên khuôn viên rộng, có cây cổ thụ cho bóng mát. Năm 2012, trong một chuyến đi công tác ở Huế, tình cờ ông thấy sen cung đình được người dân trồng trong chậu và ngỏ ý xin về nhân giống.
22 3
Từ một nhánh nhỏ, đến nay, ông Tạ Hồng Điệp đã có hàng chục chậu sen, phủ kín khoảng sân trước ngôi nhà ba gian 100 năm tuổi. Ông Điệp cho biết, sen cung đình là giống sen cổ của Việt Nam, từ ngày xưa đã được thuần hóa trồng trong chậu, loại sen này bông nhỏ, mọc không quá cao, bông có nhiều lớp cánh xếp chồng lên nhau, trong nhụy hoa có hạt ngọc màu xanh chứ không phải nhụy vàng như sen thông thường.
23 2
Những chậu hoa sen bên sân nhà cổ tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, một không gian đủ để lòng người trở nên thư thái giữa cảnh sắc yên bình.
24 1
Vào những ngày giữa tháng 6, vườn sen của ông tỏa hương thơm ngát, thu hút các loại côn trùng.
25 1
Bên trong ngôi nhà ba gian 100 năm tuổi, ông Điệp cho biết, căn nhà được làm từ gỗ lim, lợp ngói ri và được xây dựng từ năm 1922. Trải qua những thăng trầm lịch sử, căn nhà vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Trong nhà cổ của gia đình hiện vẫn còn bộ hoành phi dát vàng, câu đối khảm trai từ năm 1918.
26 1
Mặc dù ngôi nhà được tua sửa 2 lần nhưng các chi tiết như khung nhà, mái ngói, gạch lát nền… vẫn được ông Điệp giữ nguyên từ thời xưa.
27 1
Các thanh dầm, cột trong nhà đều được khắc chữ nho lâu đời.
28 1
“Hiện nay, nhiều chữ khắc trên cột, tường nhà đã mờ, tôi rất muốn tu sửa lại cho rõ nét hơn nhưng không thể viết đẹp được như thời các cụ nên tôi vẫn giữ nguyên”, ông Điệp cho hay.
29 1
Bên trong căn nhà hiện còn lưu giữ hộp sắc phong cách đây hàng trăm năm.
30 1
Các đồ vật từ thời xưa đều được ông Điệp lưu giữ trong hộp sắc phong này.
31 3
Mỗi mùa hoa sen nở, ông đều tự tay hái những bông sen trong ao và ướp thành trà sen. “Sen trong chậu trước hiên nhà tôi trồng để trưng bày, tạo cảnh quan cho ngôi nhà, còn sen ướp trà uống tôi tự tay hái ở khu vực ao sen gần nhà cũng do chính tay tôi trồng”, ông Điệp chia sẻ.
32 3
Nhiều vật dụng cổ từ thời xưa, gắn bó với ngôi nhà vẫn được ông lưu giữ và trưng bày trong chính ngôi nhà 100 năm tuổi.
33 4
Hàng năm, vườn sen cung đình của ông Điệp luôn đón đông đảo du khách, những người yêu thiên nhiên đến thăm quan, chụp ảnh và mỗi vị khách đều được ông mời uống những chén trà sen do chính tay ông làm ra.

Theo Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm