Về Huế chiêm ngưỡng 32 phiên bản kim ấn triều Nguyễn độc đáo

Trần Hùng 242 lượt xem 11 Tháng Sáu, 2022

32 phiên bản kim ấn triều Nguyễn do bàn tay tài hoa của nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) chế tác đã được ra mắt tại Huế, nhân hưởng ứng sự kiện tuần lễ Festival Huế 2022 và chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

11 2

Triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Nghệ nhân nhân dân (NNND) Trần Độ đến từ làng nghề gốm Bát Tràng nổi tiếng phối hợp tổ chức tại di tích lầu Ngũ Phụng (Ngọ môn – Đại nội Huế).

12 1

Theo Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết, kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ).

13 1 14 1

Trong đó, thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc; thời Minh Mạng (1820-1840) có 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) có 15 chiếc; thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc. Đến thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.

15 1 16 1 17 1 18 1 19 1

Tuy nhiên, do những biến động của lịch sử, có một số chiếc ấn quý đã bị đánh cắp hoặc tiêu hủy, số còn lại gồm 85 chiếc ấn với các chất liệu vàng, ngọc, bạc đến nay được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” tại lầu Ngũ Phụng (Đại nội Huế) trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên từ các tiêu bản kim ấn triều Nguyễn lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; trong đó, có các chiếc ấn nổi tiếng như: Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo và ấn của các Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử…

21 2

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, nhìn nhận, triển lãm lần này góp phần tái hiện một phần lịch sử triều Nguyễn từ câu chuyện của những nhân vật, những sự kiện gắn với Hoàng cung Huế một thời. Những phiên bản kim ấn trưng bày tại triển lãm là sản phẩm đáng để chiêm ngưỡng được chế tác từ đôi bàn tay tài hoa của NNND Trần Độ đến từ làng gốm Bát Tràng, Hà Nội. Trong ảnh là nghệ nhân Trần Độ.

22 2
Nghệ nhân Trần Độ (phải) trao đổi với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tại triển lãm phiên bản kim ấn
23 1
Sự hiện diện của những phiên bản kim ấn triều Nguyễn bằng chất liệu gốm thếp vàng là một sự trải nghiệm mới trong nghệ thuật tạo hình và chế tác gốm Bát Tràng của NNND Trần Độ. Qua đó giúp khách tham quan Cố đô Huế có thêm cơ hội để hiểu hơn về loại hình cổ vật đặc biệt, gắn liền với quá trình trị vì đất nước của nhà Nguyễn.
Nghệ nhân Trần Độ (sinh năm 1957, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) thuộc thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần theo nghiệp gốm.

Theo Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm