Làng nghề bánh ú nước tro ở TP.HCM rộn ràng ngày cận Tết Đoan Ngọ

Trần Hùng 196 lượt xem 2 Tháng Sáu, 2022

Những ngày cận dịp Tết Đoan Ngọ, các lò làm bánh ú nước tro truyền thống ở TP. HCM lại tất bật cung ứng bánh ra thị trường.

Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch) hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, là dịp để người dân bày cúng mâm cơm dâng lên trời đất, tổ tiên nhằm cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn. Vào ngày này, có rất nhiều món ăn được người Việt lựa chọn để bày cúng, trong đó bánh ú nước tro là một trong những món truyền thống.

23 e1654155215325

24 e1654155260152
Theo ghi nhận của PV, mặc dù ngày 3/6 (tức 5/5 AL) mới đến Tết Đoan Ngọ, song, nhiều lò bánh ở huyện Bình Chánh, quận 8 (TP. HCM)… tất bật, khói bay nghi ngút và thơm lừng mùi bánh từ sớm.
25 e1654155293981
Bà Lê Thị Em (60 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, gia đình đã gắn bó với nghề được gần 40 năm, mỗi năm gia đình bà đều chuẩn bị 40.000 cái bánh ú để bán cho người dân.
26
“Năm nào gia đình tôi huy động 7-8 người chuẩn bị nguyên vật liệu và làm bánh từ sớm”, bà Em chia sẻ.
27
Lá chuối sau khi được rửa sạch, sẽ mang đi phơi khô, chờ để gói bánh.
28
Để làm ra một chiếc bánh ú nước tro, người thực hiện phải trải qua 2 công đoạn chính: ngâm gạo nếp với nước tro trong khoảng 4 ngày; chuẩn bị lá, nhân và gói luộc. “Nhân bánh dùng đậu xanh ngâm nước rồi trộn đường và nấu chín, sau đó vo tròn, trong nhân có thể cho thêm sầu riêng để tăng thêm mùi vị”, bà Em nói.
29 e1654155369657
Bánh ú nước tro được bán theo phần, mỗi phần 10 chiếc nhân đậu xanh hoặc nhân sầu riêng có giá 70.000 – 80.000 đồng.
30
Người làm bánh sẽ ngâm gạo nếp với nước tro khoảng 4 ngày.
31
Sau khi hoàn thành công đoạn vo nhân cho bánh rồi đem đi nấu chín, bánh ú sẽ được nhúng vào một thùng nước lạnh giúp bánh nguội nhanh, giữ được độ dai của bánh.
32
Bánh ú có nhân đậu xanh, nhân sầu riêng để người mua lựa chọn. Chiếc bánh ú nước tro thành phẩm ăn không quá ngọt. Theo bà Em, một nồi có thể nấu được 1.200 chiếc, bánh ú được nấu trong khoảng 5 giờ tính từ thời điểm nước bắt đầu sôi.
33
Bánh tro làm từ hai nguyên liệu chính gạo nếp và nước tro (hoặc nước tro Tàu). Bánh tro được biết theo cổ truyền thường là không có nhân.
34
Tuy nhiên, theo cách làm bánh tro truyền thống của người Hoa, một số người còn sử dụng nhân mặn như thịt heo, trứng muối, nấm,…để làm đa dạng hương vị của món ngon mang đậm nét ẩm thực đất nước mình.

Theo Công Luận

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm