Lịch sử của Áo Dài Việt Nam (Phần 1)

Dương Phong 1577 lượt xem 15 Tháng Hai, 2022

Đã từ rất lâu rồi, Áo dài đã và luôn là một phần văn hóa không thể thiếu trong văn hóa lịch sử dân tộc Việt. Tuy nhiên để có được chiếc Áo Dài với vẻ đẹp tinh tế như ngày nay thì nó đã trải qua nhiều biến đổi theo dòng lịch sử dưới bàn tay của tiền nhân.

272137759 1119981908819105 5321830318335380385 n

Đối với nữ giới, chiếc Áo Dài tôn lên vẻ đẹp tao nhã, kín đáo, thanh lịch nhưng lại vô cùng duyên dáng của người con gái Việt thì đối với nam giới thì Áo Dài mang lại vẻ đẹp trang trọng, lịch lãm, nghiêm trang và cực kì tinh tế, thể hiện sự mạnh mẽ và tôn trang của người đàn ông Việt. Ít ai biết được để được chiếc Áo Dài của dân tộc đẹp như ngày nay, nó đã phải trải qua hàng trăm năm thay đổi và biến đổi theo dòng xoay của lịch sử.

image 2022 02 14 141041

Áo Dài nam và nữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Wikipedia

Dù đã xuất hiện từ lâu trong dân gian, nhưng quá trình hình thành nên chiếc áo dài bắt đầu hành trình lột xác và phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời của các Chúa Nguyễn của những năm đầu thế kỷ XVII – XVIII.

ÁO GIAO LĨNH (THẾ KỈ 17- 18)

Nếu truy về tiền thân của Áo Dài thì chúng ta không thể nói tới Áo Giao Lĩnh, là nền tảng đầu tiên của chiếc Áo Dài ngày nay. Áo giao lĩnh hay còn được gọi là Áo đối lĩnh, đôi khi còn được gọi là Áo tràng vạt ,là một chiếc áo được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen.

aodai32

Áo Giao Lĩnh, nguồn gốc của áo dài xưa.

Vào thời gian hình thành Áo Giao Lĩnh, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán.

aodai31

Hình ảnh Áo Giao Lĩnh được chụp và ghi lại trong các tài liệu của người Pháp.

Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.

ÁO TỨ THÂN ( THẾ KỈ 18 – ĐẦU THẾ KỈ 20)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia và các hiện vật còn lại của các bảo tàng áo dài, dưới bàn tay lao động của người phụ nữ Việt trong các công việc đồng áng, để tiện lợi cho công việc và di chuyển, áo Giao Lĩnh đã được đơn giản hóa, được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.

800px Dancers at Vietnamese Tet Festival 2003

Hình ảnh áo tứ thân được mặc bởi các vũ công Việt. Ảnh: Wikipedia.

Áo dài từ cổ buông xuống dưới đầu gối chừng 20 cm. Áo có hai vạt trước và sau. Vạt trước có hai tà tách riêng nhau theo chiều dài. Vạt phía sau cũng được chia làm hai, nhưng khâu vào với nhau hình thành một đường dài gọi là sống áo.

250px Femme annamite coiffure tonkin

Người phụ nữ Việt mặc áo tứ thân đội nón quai thao, chụp vào đầu thế kỉ 19. Ảnh: Wikipedia.

Áo tứ thân gồm hai vạt, bốn tà. Áo tứ thân không có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc. Bên trong,người con gái mặc yếm, tùy theo sở thích của người con gái thì yếm có nhiều các thiết kế khác nhau, vừa thuận tiện cho lao động, di chuyển hay sinh hoạt hằng ngày.

Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng, cũng mang ý nghĩa năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

ÁO NGŨ THÂN (1744)

Là thành quả của sự cải cách trang phục của chúa Nguyễn Phúc Khoát . Áo ngũ thân cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử.  Áo có 5 nút làm bằng kim loại, ngọc, gỗ,… chứ không phải bằng vải như xường sám của Trung Quốc.

image 2022 02 14 142411

Vua Hàm Nghi mặc áo Ngũ Thân. Ảnh: Wikipedia.

Áo có ngũ thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con nằm trong tượng trung cho mình (người mặc). Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra, chân/đuôi tà (cuối tà) cong (đường cong hướng lên trên nhưng miệng cười). Áo ngũ thân có 2 loại chính là áo ngũ thân tay chẽn (tay áo được bó chẽn vào tay người mặc) và áo ngũ thân tay thụng (hay còn gọi là áo tấc).

a7d865f7 2d95 48c8 adaf c0a9da215103

Áo Ngũ Thân trong thời hiện đại.

Đây là một trong những loại áo phổ biến nhất vào thời Nguyễn, từng được xem là quốc phục thời bấy giờ. Áo Ngũ Thân là một trang phục thịnh hành vào những năm đầu thế kỉ 20.

Còn tiếp.

Tổng hợp: Dương Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm