“Đường băng” trên đỉnh Trường Sơn

Trần Hùng 141 lượt xem 27 Tháng Bảy, 2021

Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạy qua A Lưới dài hơn 100 km, tựa như một “đường băng” lớn để các địa phương phía Tây tỉnh Thừa Thiên -Huế thêm cơ hội “cất cánh”. Đặc biệt, đường Hồ Chí Minh còn phá thế ngõ cụt, đưa huyện A Lưới trở thành cửa ngõ giao lưu trên đỉnh Trường Sơn.

11 4
Đường Hồ Chí Minh qua A Lưới như một “đường băng” lớn để huyện cất cánh

Đánh thức tiềm năng

Trên cung đường chạy dài trên đỉnh Trường Sơn, từ cầu Đakrông thuộc huyện Đakrông (Quảng Trị) đến Thừa Thiên-Huế, nếu so sánh tỉ lệ địa phương “bám” tuyến đường Hồ Chí Minh với tốc độ phát triển nhanh, không thể không kể đến A Lưới. Đi dọc các xã A Ngo, Sơn Thuỷ, Hồng Thượng và một phần của xã Phú Vinh, không gian đô thị A Lưới mở rộng từ thị trấn A Lưới đến thị tứ Bốt Đỏ đang ngày càng sầm uất.

Nội thị A Lưới khiến nhiều người phải “lác mắt” ngay lần đầu đặt chân đến, bởi các tuyến đường rộng thênh thang, phẳng lì. Lãnh đạo huyện A Lưới tiết lộ: Đã có 28 tuyến đường giao thông nội thị thuộc khu vực đô thị A Lưới được mở rộng, nâng cấp và kết nối với đường Hồ Chí Minh.

Kể từ khi tuyến đường Hồ Chí Minh được nâng cấp, huyện xác định đây là đòn bẩy cho phát triển kinh tế, vì chính tuyến đường này không chỉ phá thế ngõ cụt, đưa A Lưới trở thành cửa ngõ hai miền trên đỉnh Trường Sơn, mà quan trọng hơn, chính nhờ đường Hồ Chí Minh, từ A Lưới có thể thông thương qua Lào bằng các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, A Đớt, Hồng Vân; rồi cũng từ A Lưới, có thể xuôi về các huyện đồng bằng bằng quốc lộ 49 theo trục giao thông Đông-Tây.

12 2
Du lịch cộng đồng trải nghiệm mang đến cảm giác riêng cho du khách khi ghé thăm A Lưới

Nếu không tính tổng chiều dài các nhánh rẽ về đồng bằng của bốn con đường 71, 72, 73, 74 và tuyến đường Tây Trường Sơn từ Lào sang, thì đoạn đường Hồ Chí Minh nhánh đông đi qua huyện A Lưới, có chiều dài gần 90km và chạy gần như xuyên suốt cả A Lưới. Vì thế, không có gì lạ khi tuyến đường rộng thênh thang này được ví như một “đường băng” lớn để A Lưới “cất cánh” .

Lợi thế địa lí và khi giao thông thông suốt, đã là điều kiện quá lí tưởng cho A Lưới phát triển. Thông tin từ Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội A Lưới Hồ Văn Rêm khiến tôi vững tin hơn: Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình kinh tế hình thành. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 10,8%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh xuống dưới 15%. A Lưới cũng đã có 2 sản phẩm OCOP 4 sao, 1 sản phẩm OCOP 3 sao…

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tìm về A Lưới để đầu tư. Hàng loạt dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động như, Nhà máy thủy điện A Lưới, với công suất 170MW, nhà máy gạch Tuynen, nhà máy tuyển lọc cao lanh, hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp A Co, khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng A Roàng, nhà máy chế biến dăm gỗ… đã mang đến một diện mạo mới cho vùng “cửa ngõ hai miền trên đỉnh Trường Sơn”.

Các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM chuyển biến tích cực; hình thành nhiều vùng trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hàng hóa như vùng cao su chuyên canh, vùng trồng chuối hàng hóa, gạo đặc sản ra dư và chăn nuôi bò vàng hàng hóa, vùng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng…

13 1
Đồng bào DTTS ở A Lưới giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống tới khách du lịch

Bốn mũi nhọn đột phá

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng Dân tộc huyện A Lưới- Hồ Viết Ái thông tin: Huyện A Lưới có đông đồng bào DTTS sinh sống. Người dân A Lưới can trường, dũng cảm, chịu khó, chịu khổ… là nét đặc trưng và cũng là lợi thế trong phát triển của huyện. Để phát huy lợi thế đó, A Lưới đang tập trung khơi dậy “nội lực của người dân”.

A Lưới không chỉ hấp dẫn bởi hàng chục di tích lịch sử gắn liền với 2 cuộc kháng chiến  của dân tộc; những danh thắng, hang động tuyệt đẹp của A Lưới có sức hấp dẫn riêng, khi tự nó đã mang trong mình thương hiệu “Đà Lạt xứ Huế”, với bóng dáng phố núi của đại ngàn nguyên sơ, khí hậu mát mẻ quanh năm. Chính thế mạnh này, đang là cơ hội để huyện tập trung vào mũi nhọn “đột phá về nông nghiệp”, “đột phá về phát triển du lịch”.

Một mũi nhọn khác cũng đang được huyện đặc biệt quan tâm là “đột phá về công tác cán bộ”. Tất cả bốn mũi đột phá kể trên, là đòn bẩy để A Lưới “cất cánh”.

Lãnh đạo huyện A Lưới nói với chúng tôi rằng, trong giai đoạn 2020 – 2025, huyện sẽ huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững; gắn công tác giảm nghèo bền vững với xây dựng NTM, phát triển đô thị văn minh; nâng cao hiệu quả bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân…

14 1
Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng A Lưới

Chia tay A Lưới, tôi mang theo niềm tin từ ông Trưởng phòng Dân tộc Hồ Viết Ái: Huyện phấn đấu đến năm 2025 sẽ thoát nghèo bền vững và giảm khoảng cách phát triển giữa A Lưới với các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt sẽ xây dựng A Lưới là vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh trong hành trình xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Báo Dân Tộc

Bài viết cùng chủ đề:

    20

    Những nghề độc lạ: Kinh ngạc với thế giới tre Taboo

    Qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (46 tuổi, trú tại thôn Thanh Tam, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam), những khúc tre tưởng chừng vô tri đã biến thành những con tôm, cua, cá, côn trùng… khổng lồ, sống động như thật. BẬC THẦY TẠO HÌNH TỪ THÂN TRE 10...
    13 2

    Đề xuất xếp hạng di tích cấp tỉnh biệt thự Đốc phủ sứ 100 năm tuổi

    Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai giao Bảo tàng Đồng Nai đưa biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm tuổi vào lộ trình xếp hạng di tích cấp tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Liên quan đến biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm ở TP.Biên Hòa, ngày 17.10 Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai...
    4

    Kiến trúc Hà Nội thời bao cấp: Cần đánh thức khối di sản đang “ngủ yên”

    Khối di sản kiến trúc thời bao cấp là một phần tạo dựng nên bản sắc Hà Nội và có nhiều tiềm năng để phát huy giá trị, đóng góp vào công cuộc đổi mới tiếp theo của đất nước cũng như phục vụ cho chiến lược phát triển Hà Nội trong tương lai, hướng...
    16 1

    Bình dị phiên chợ cá dưới chân sóng ở Bình Định

    Mặt trời vừa ló dạng, chợ cá ở làng chài xã Mỹ An (H.Phù Mỹ, Bình Định) trở nên rôm rả, nhộn nhịp. Tiếng tàu cá, thương lái, ngư dân và tiếng sóng biển hòa quyện vào nhau thành một nhịp điệu sôi động. Khoảng 4 giờ 30 hằng ngày, hàng chục thương lái tập trung...
    1 2

    Sài Gòn qua bản đồ

    Năm 1698, thủ phủ Gia Định đặt trên địa bàn có sẵn hai phố thị Sài Gòn và Bến Nghé. Từ năm 1623, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã cho lập hai đồn thu thuế tại Prai Kor (sau biến âm thành Sài Gòn) và tại Kas Krobey tức Bến Nghé. Người Việt tới làm...

Được quan tâm