Phản đối dự định đưa tàu thăm dò “khủng” của Trung Quốc đến Việt Nam

Trần Thư 126 lượt xem 8 Tháng Bảy, 2021

Trao đổi về thông tin Trung Quốc dự định đưa tàu thăm dò tài nguyên lớn nhất hiện nay tới Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ rõ, hoạt động xâm phạm này là bất hợp pháp.

Thông tin “nóng hổi” được đề cập tại cuộc họp báo chiều 8/7 của Bộ Ngoại giao, ngày hôm qua (7/7), truyền thông Hồng Kông thông tin tàu nghiên cứu mang tên “Đại học Tôn Trung Sơn” – loại tàu thuộc loại lớn nhất Trung Quốc hiện nay – sẽ được đưa đến Biển Đông, cụ thể là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 năm nay để thúc đẩy việc thăm dò vùng biển giàu tài nguyên này.

Bình luận về thông tin trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, như đã nhiều lần nêu quan điểm, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp khác với các vùng biển của Việt Nam được xác định theo Công ước luật Biển (UNCLOS) 1982.

Bà Hằng nhấn mạnh: “Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát, nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền hợp pháp liên quan của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị”.

c1
Tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn được phía Trung Quốc khuếch trương là sẽ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc thực hiện các chiến lược lớn quốc gia của nước này.

Thông tin từ truyền thông Trung Quốc, tàu “Đại học Tôn Trung Sơn” được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam Thượng Hải, nơi chế tạo các tàu sân bay thứ 2 và thứ 3 của Trung Quốc. Xưởng này vừa bàn giao con tàu cho các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu. Con tàu được đặt tên theo trường đại học này trong một buổi lễ tổ chức ở Thượng Hải hồi tháng trước.

Tàu nghiên cứu “Đại học Tôn Trung Sơn” được Trung Quốc giới thiệu là “phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển”, với chiều dài 113 m, rộng 19,4 m và lượng giãn nước 6.880 tấn.

Trên boong tàu, 760 m2 mặt sàn được dành cho các phòng thí nghiệm cố định và hơn 610 m2 dành cho 10 phòng thí nghiệm di động kiểu container, cho phép các nhà nghiên cứu thu thập mẫu trên biển và phân tích chúng ngay trên tàu trước khi chuyển dữ liệu về đất liền.

Tàu có một sàn đáp trực thăng để vận chuyển người và thiết bị cũng như cho phép các máy bay không người lái (UAV) cất cánh để mở rộng phạm vi quan sát khoa học trên không, trên mặt biển và dưới đáy biển. Nhà chức trách dự kiến cho lắp đặt thêm một radar thời tiết trên tàu trong năm tới.

Nguồn tin từ Đại học Tôn Trung Sơn trước đó nói rằng, con tàu sẽ đến khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10, để nghiên cứu “hơi ẩm ở vùng ranh giới phía tây Biển Đông cũng như các vùng biển lân cận nhằm có thể cung cấp hỗ trợ khoa học trong phòng chống thiên tai”. Theo đó, con tàu sẽ tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin về các lĩnh vực như khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật học biển và khảo cổ học.

Lãnh đạo Đại học Tôn Trung Sơn cũng nhấn mạnh, con tàu sẽ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc thực hiện các chiến lược lớn quốc gia của Trung Quốc.

Theo báo Dân Trí

Bài viết cùng chủ đề:

    4

    Thúc đẩy tiềm năng du lịch Quảng Trị

    Năm nay tại Quảng Trị đã diễn ra hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch – có ý nghĩa mở hướng đi mới, đặc sắc cho ngành “công nghiệp không khói”. “Lễ hội vì hòa bình” tổ chức vào tháng 7 là sáng kiến mang tính chiến lược của tỉnh Quảng...
    9

    Hành động vì biển xanh

    Giữ gìn vệ sinh môi trường biển là hoạt động quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc đối với cộng đồng; đó cũng là nhiệm vụ mà tuổi trẻ Cảnh sát biển Việt Nam đang tích cực thực hiện. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng rác...
    1 1

    Giao thông thuận lợi, du lịch Quy Nhơn thắng lớn

    Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, việc nhiều tuyến đường bộ thông suốt đã góp phần đưa nhiều du khách đến với Quy Nhơn hơn. Ngày 4.9, Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, trong 4 ngày nghỉ nhân dịp lễ Quốc khánh 2.9, Bình Định đón 204.044 lượt du khách, tăng 13% so với...
    3

    Hải Dương phục dựng Chợ quê hội thu Kiếp Bạc

    Chợ quê hội thu Kiếp Bạc được phục dựng theo phong cách truyền thống, dân dã từ ngày xưa, nhằm gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa trong lễ hội. Sáng 3/9, tại khu vực hồ sen đền Kiếp Bạc (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Chợ quê hội thu Kiếp Bạc năm 2024...
    1

    Độc đáo mô hình đèn Trung thu khổng lồ ở làng cổ Đường Lâm

    Những ngày này tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), những chiếc đèn Trung thu khổng lồ tạo hình các con vật trong 12 con giáp hiện đang là điểm nhấn thú vị thu hút nhiều người dân, du khách. Theo Công luận

Được quan tâm