Thêm bằng lăng cổ thụ vào “bản cáo trạng” phá rừng ở Gia Lai

Trần Thư 116 lượt xem 3 Tháng Bảy, 2021

Thông tin về nạn phá rừng ở Gia Lai dày đặc trên các báo. Với tốc độ phá rừng như thế này thì ngày “rừng xưa đã khép” sẽ đến sớm.

d1
Liên tục phát hiện các vụ phá rừng ở Gia Lai.

Hãy đọc vài tít báo trên Lao Động mấy ngày qua: “Rừng Kbang – Gia Lai chảy máu, kiểm lâm hứa sẽ báo cáo trung thực”, “Gỗ về nhà chủ tịch huyện, dù hợp pháp thì rừng vẫn chảy máu”, “Nhân vật thứ 2 xuất hiện lộ manh mối bất thường vụ chở gỗ khủng ở Gia Lai”, “Vụ chở gỗ Dổi “khủng” ở Gia Lai: Chủ tịch huyện bác tin gỗ chở về nhà mình”.

Ngày 3.7, ông Trần Đức Đại – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – cho biết, đang tạm giữ xe tải chở 2 gốc cây bằng lăng cổ thụ để xử lý theo quy định pháp luật.

Ngoài những loại cây bị lâm tặc xẻ để lấy gỗ, còn có loại cây bị đào bới để bán làm cảnh, trưng bày, bằng lăng cổ thụ là một trong các loại hàng như vậy. Con người phá rừng đủ mọi cách, khai thác đến mức tận diệt.

Hai cây bằng lăng cổ thụ to lớn như vậy, bị đào bới luôn cả gốc nhưng không bị phát hiện, cho đến khi vận chuyển ở trên đường.

Hai cây bằng lăng này bị tổ tuần tra phát hiện, còn có bao nhiêu cây khác bị dào bới, triệt hạ, đó là câu hỏi không dễ trả lời. Và không phải chỉ là bằng lăng cổ thụ, có nhiều loại cây quý hiếm khác đang bị lâm tặc hạ sát từng ngày.

Nạn phá rừng “nóng” ở Gia Lai và tại sao địa phương không ngăn chặn được? Vì lực lượng mỏng, vì các băng nhóm lâm tặc ở Gia Lai quá mạnh hay vì quản lý kém? Phải phân tích, đánh giá khách quan, nhìn nhận thẳng thắng để tìm ra biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng.

Lực lượng mỏng thì bổ sung, tăng cường. Còn lâm tặc, chẳng lẽ chính quyền với công cụ pháp luật và các lực lượng trong tay lại chịu thua các băng nhóm tội phạm. Quản lý kém thì chấn chỉnh, tổ chức, siết chặt lại công tác bảo vệ rừng.

Chỉ sợ những điều mờ ám đang tồn tại, chỉ lo có sự cấu kết giữa các băng nhóm, thế lực để phá rừng.

Phát hiện cây gỗ bị triệt hạ đang vận chuyển trên đường thì dễ, nhưng phát hiện các đường dây cấu kết phá rừng mới khó.

Nếu không làm được việc thứ hai, thì “bản cáo trạng” của rừng cứ dài ra cho đến khi rừng bị tận diệt.

Theo báo Lao Động

Bài viết cùng chủ đề:

    6

    Gợi ý những địa điểm ăn uống ngày 20/10 không nên bỏ qua

    Ngày 20/10 là cơ hội lý tưởng để tổ chức một bữa tiệc ấm cúng hoặc một cuộc hẹn ăn uống đầy ý nghĩa dành cho những người phụ nữ thân yêu. Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 không chỉ là dịp để tôn vinh phái đẹp mà còn là cơ hội để gắn kết...
    4

    Kiến trúc Hà Nội thời bao cấp: Cần đánh thức khối di sản đang “ngủ yên”

    Khối di sản kiến trúc thời bao cấp là một phần tạo dựng nên bản sắc Hà Nội và có nhiều tiềm năng để phát huy giá trị, đóng góp vào công cuộc đổi mới tiếp theo của đất nước cũng như phục vụ cho chiến lược phát triển Hà Nội trong tương lai, hướng...
    16 1

    Bình dị phiên chợ cá dưới chân sóng ở Bình Định

    Mặt trời vừa ló dạng, chợ cá ở làng chài xã Mỹ An (H.Phù Mỹ, Bình Định) trở nên rôm rả, nhộn nhịp. Tiếng tàu cá, thương lái, ngư dân và tiếng sóng biển hòa quyện vào nhau thành một nhịp điệu sôi động. Khoảng 4 giờ 30 hằng ngày, hàng chục thương lái tập trung...
    1 2

    Sài Gòn qua bản đồ

    Năm 1698, thủ phủ Gia Định đặt trên địa bàn có sẵn hai phố thị Sài Gòn và Bến Nghé. Từ năm 1623, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã cho lập hai đồn thu thuế tại Prai Kor (sau biến âm thành Sài Gòn) và tại Kas Krobey tức Bến Nghé. Người Việt tới làm...
    8

    Áo dài khoe sắc tại danh thắng Ngũ Hành Sơn – di tích đặc biệt cấp quốc gia

    15 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi Duyên dáng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) vừa khoe sắc tại danh thắng là di tích đặc biệt cấp quốc gia này. Cuộc thi Duyên dáng Ngũ Hành Sơn năm 2024 vừa thực hiện bộ ảnh nghệ thuật cho 15 thí sinh lọt vào vòng chung...

Được quan tâm