Năm 1898, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo làm hồ chứa nước trên đỉnh Thới Lới (Lý Sơn). Miệng núi lửa như lòng chảo tại đây được xây dựng thành hồ trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt sản xuất cho người dân địa phương.
Ảnh: Duonghoang.207.
Năm 1898, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo làm hồ chứa nước trên đỉnh Thới Lới (Lý Sơn). Miệng núi lửa như lòng chảo tại đây được xây dựng thành hồ trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt sản xuất cho người dân địa phương.
Ảnh: Minh Hoàng.
Tháng 1/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 21 di tích trên cả nước. Trong đó, huyện đảo Lý Sơn có 2 di tích là danh lam thắng cảnh núi Giếng Tiền (xã An Vĩnh) và núi Thới Lới (xã An Hải).
Ảnh: Minh Đức.
Đỉnh núi lửa Thới Lới với độ cao cách mực nước biển khoảng 170 m, được xem là vị trí cao nhất trên đảo Lý Sơn. Đây là đài quan sát lý tưởng của du khách khi đến huyện đảo. Địa điểm này cũng là nơi sống ảo thích hợp cho các bạn trẻ thích chụp ảnh cùng hoàng hôn hay bình minh.
Ảnh: Kim Hạnh.
Vách đá hang Câu là một trong những kỳ quan thiên nhiên ở huyện đảo Lý Sơn. Các nhà khoa học cho hay vách đá trầm tích núi lửa nơi đây có niên đại khoảng 10 triệu năm. Vách đá dựng đứng bên bờ biển, có hình thù lượn sóng tạo vẻ đẹp kỳ vĩ, hiếm nơi nào có được.
Ảnh: Dano_travels.
Cổng Tò Vò được xem là tuyệt tác kiến tạo địa chất của tự nhiên ở đảo Lý Sơn. Cổng cao khoảng 2,5 m, hình thành từ sự phun trào của núi lửa cách đây hàng triệu năm. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi vẻ hoang sơ, không có sự tác động của con người.
Ảnh: Kim Hạnh.
Lý Sơn, huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý (khoảng 27 km). Hòn đảo còn được gọi là Cù Lao Ré. Theo Địa chí Quảng Ngãi do cù lao này có nhiều cây ré, một loài thực vật mọc hoang, nên dân gian từ đó gọi thành tên. Nơi đây nổi tiếng với bãi biển trong vắt, thiên nhiên hoang sơ và con người thân thiện.
Ảnh: Quang Ngọc.
Lý Sơn (Quảng Ngãi) với hơn 2.000 người/km2, trở thành huyện đảo có mật độ dân số lớn nhất trong số 12 huyện đảo ở Việt Nam.
TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...