Cận cảnh loạt cổ vật cực hiếm của vương triều Mạc

Trần Hùng 727 lượt xem 12 Tháng Sáu, 2021

Do chỉ tồn tại một thời gian không dài trong giai đoạn lịch sử vô cùng biến động, các cổ vật nhà Mạc để lại cho hậu thế không nhiều như các triều đại khác nhưng rất có bản sắc riêng.

31 3
Gạch trang trí hình ngựa có cánh (pegasus) thời nhà Mạc, thế kỷ 16, cổ vật của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà Mạc bắt đầu khi Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6/1527.
32 3
Đồng tiền “Minh Đức thông bảo” lưu hành thời Mạc Thái Tổ (1527-1529). Đến năm 1593, vương triều Mạc suy vong sau khi cha con vua Mạc Hậu Hợp – Mạc Toàn bị quân đội Lê-Trịnh đánh bại. Tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của nhà Mạc là gần 66 năm.
33 1
Tượng nghê thời Mạc, niên đại thế kỷ 16-17. Sau biến cố 1593, hậu duệ nhà Mạc rút lên khu vực miền núi phía Bắc và tiếp tục kháng cự cho đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.
34 1
Chân đèn gốm, đồ thờ thời Mạc, thế kỷ 16-17. Do chỉ tồn tại một thời gian không dài trong giai đoạn lịch sử vô cùng biến động, các cổ vật nhà Mạc để lại cho hậu thế không nhiều như các triều đại khác.
35 1
Lư hương thời Mạc, thế kỷ 16-17. Cổ vật thời Mạc tồn tại đến nay phần nhiều là các loại đồ gốm thờ cúng. Dưới thời Mạc, sản xuất đồ gốm phát triển mạnh và để lại một số loại hình hiện vật có bản sắc riêng như chân đèn, lư lương.

36 1

37 1
Các hình tượng truyền thống trên gốm Mạc được kết hợp với kỹ thuật vẽ làm bằng bút lông, đắp chạm nổi, dán ghép và khắc chìm, làm tăng thêm hiệu quả trang trí.
38 1
Các loại chân đèn, lư hương thời Mạc thường có minh văn là chữ Hán – Nôm, cho biết thông tin về niên đại, thân thế nghệ nhân, những người đóng góp cung tiến đồ thờ cho đền, chùa, miếu…
39 1
Một số món đồ gốm thời Mạc khác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh: Lư hương gốm men nâu.
40 1
Chân đèn hình nghê bằng gốm men màu.
41
Lư hương và đĩa thờ bằng gốm men xanh – trắng.

Theo kiến thức

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm