Quả chuông 800 tuổi có số phận kỳ lạ nhất Việt Nam

Trần Hùng 401 lượt xem 10 Tháng Sáu, 2021

Là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam, xung quanh chuông Vân Bản có một câu chuyện nửa hư nửa thực được lưu truyền.

11

Được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, chuông Vân Bản là một quả chuông cổ có số phận lịch sử rất đặc biệt. Hiện vật này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

12

Trên thân chuông Vân Bản không khắc niên đại. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, chuông được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được biết đến cho tới nay.

13 1

Quả chuông cổ này có kích thước to lớn, cao 125cm, đường kính miệng 80cm.

14 1

Thân chuông có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật.

15

Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc.

16

Phần vành miệng trang trí 52 cánh sen.

17

Quai chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau, nơi tiếp giáp ở vị trí cao nhất trang trí hình búp sen. Vẩy cá chép bao phủ toàn bộ thân rồng. Nhìn chung, đây là hình tượng rồng mang nhiều đặc trưng của thời Trần.

18

Xung quanh chuông Vân Bản có một câu chuyện nửa hư nửa thực được lưu truyền, khiến quả chuông này được coi là một trong những quả chuông kỳ lạ nhất Việt Nam.

19

Tương truyền, trong thời kỳ đầu tiên, chuông được treo tại chùa Vân Bản (Đồ Sơn – Hải Phòng). Sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Vân Bản bị đổ nát, chuông lăn xuống biển. Ít lâu sau, dân chúng hò nhau trục vớt được quả chuông ở bến đò Họng, rồi rước về chùa Nam gần đó.

20

Vài trăm năm sau, do một trận bão lớn, chùa bị đổ sập, chuông lại bị lăn xuống biển ở chân núi Tháp. Đến thời Lê, chùa Vân Bản được dân chúng dựng lại ở ven núi. Người dân Đồ Sơn lại tìm được quả chuông, đem về treo ở chùa.

21 1

Sau đó, các lần chuông biến mất trùng với thời điểm đất nước có biến loạn, như thế quả chuông biết tự bảo vệ mình. Đó là thế kỷ 15, chuông biến mất để tránh cuộc hủy hoại văn hóa của giặc Minh. Đầu thế kỷ 19, chuông lại “lặn” xuống biển để tránh việc phá chùa Tháp của Hoàng Cao Khải…

22

Năm 1958, thời điểm đất nước ta lập lại hòa bình được một thời gian ngắn, một ngư dân Đồ Sơn đã “đánh bắt” được quả chuông khi kéo lưới. Chuông Vân Bản được đưa về bảo tàng từ đó đến nay.

23

Có ý kiến cho rằng, người dân Đồ Sơn đã chủ động giấu chuông Vân Bản xuống đáy biển khi có biến và dựng lên những câu chuyện kỳ bí để bảo vệ quả chuông này. Đến khi đất nước bình yên, họ tìm lại quả chuông để đưa về chùa.

24

Điều đặc biệt là chuông bị chìm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị nước mặn ăn mòn, làm hư hại. Có người lý giải rằng, chuông bền như vậy vì được đúc với một tỷ lệ vàng rất cao.

Theo kiến thức và cuộc sống

 

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm