Triển lãm 140 tác phẩm của danh họa Mai Trung Thứ

Trần Thư 141 lượt xem 9 Tháng Sáu, 2021

Triển lãm “Mai Trung Thứ – Dư âm của một Việt Nam mộng mơ” trưng bày 140 tác phẩm được tổ chức tại thành phố Macon (Pháp) trong tháng 6.

Sự kiện do bảo tàng Ursulines kết hợp bảo tàng Cernuschi – chuyên về nghệ thuật châu Á tại Paris – tổ chức.

mtt

Theo cơ quan truyền thông Macon, triển lãm được Bộ Văn hóa Pháp công nhận có tầm ảnh hưởng quốc gia.

Phần lớn tác phẩm được trưng bày lần này chưa từng ra mắt công chúng, gồm: tranh sơn dầu trên vải, tranh lụa, ảnh và in thạch bản.

Đại diện ban tổ chức cho biết triển lãm là cơ hội khám phá một phong cách cá nhân thấm đẫm chất thơ, với đường nét và màu sắc lấy cảm hứng từ đời sống, văn hóa truyền thống Việt Nam.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho rằng sự kiện mỹ thuật này là cơ hội để khách thưởng lãm tranh Đông Dương biết rõ hơn tài năng của danh họa Mai Trung Thứ.

Sinh thời, họa sĩ Mai Trung Thứ từng tổ chức 3 triển lãm cá nhân: “Trẻ em của Mai Thứ” (1964), “Phụ nữ dưới con mắt Mai Thứ” (1967), “Thế giới thơ của Mai Thứ” (1980). Những năm gần đây, tranh của ông xuất hiện trong một vài triển lãm chung về hội họa Việt Nam.

Trong tháng 4 vừa qua, bức tranh “Chân dung Madam Phương” được mua với giá 3,1 triệu USD tại phiên đấu giá của Sotheby’s, trở thành bức tranh Việt có mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Họa sĩ Mai Trung Thứ sinh năm 1906, quê tại huyện An Dương, Hải Phòng, Ông được xem là họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

Ông tốt nghiệp khóa đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Phần lớn cuộc đời ông sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp. Mai Trung Thứ cùng Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Lê Phổ được mệnh danh “tứ kiệt trời Âu” của nền hội họa Việt Nam (Phổ – Thứ – Lựu – Đàm).

Tên tuổi họa sĩ Mai Trung Thứ gắn liền những tác phẩm tranh lụa đề tài phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới cái nhìn mang đầy màu sắc Á Đông. Ông còn được mệnh danh là “họa sĩ mộng mơ” với những tác phẩm có gam màu “nhẹ như gió thoảng” mang tên: “Nụ hôn”, “Hạnh phúc”, “Trường thọ”…

Đặc biệt, những bức tranh thiếu nữ của ông gợi nhớ nét đẹp duyên dáng, thùy mị với hình dáng mảnh mai, thon thả, yêu kiều, đặc biệt là đôi mắt của phụ nữ Việt.

Nhân vật trong tranh của ông đều có đôi mắt buồn xa xăm mà những ai đã một lần xem tranh thiếu nữ của ông sẽ luôn nhớ nhung. Độc đáo là tranh của cố danh họa Mai Trung Thứ có phong cách xử lý màu đặc sắc, kỹ thuật phối màu trên chất liệu lụa truyền thống được ông bố cục xuất sắc.

Đó chính là lý do các nhà sưu tập mỹ thuật quốc tế nhận định mỗi sản phẩm tranh của ông luôn đạt được mức giá rất cao trong những cuộc đấu giá tại nước ngoài.

Theo daidoanket.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    anh 8 1715933318080

    Động Chin Chu Chải – kỳ quan hang động ở Lai Châu

    Vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ của động Chin Chu Chải hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thiên nhiên, mê khám phá trên hành trình du lịch Lai Châu. Nằm trên dãy Pu Sam Cáp hùng vĩ với độ cao 1.030m so với mực nước biển, nhưng bản Chin...
    10 1

    Làng Tà Lài đẹp như phim của Ká Tuyền mang giấc mơ bảo tồn giá trị văn hóa bản địa ở Đồng Nai

    Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài – Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng. Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần...
    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...

Được quan tâm