Hang động gắn với truyền tích Thạch Sanh cứu công chúa

Hồng Đào 238 lượt xem 7 Tháng Sáu, 2021

Thạch Động ở TP Hà Tiên có một hang sâu, được truyền là nơi chim đại bàng bắt giam công chúa Quỳnh Nga.

thach dong 1
Thạch Động nổi bật giữa những cánh đồng vùng biên Kiên Giang. Ảnh: nidalnguyen/Instagram

Điểm tham quan Thạch Động thuộc phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về hướng Tây Bắc. Nhìn từ xa động là một khối đá vôi cao khoảng 50 m, được phủ xanh cây nổi bật bên rìa quốc lộ 80, trong khi xung quanh động là những cánh đồng giáp biên giới bằng phẳng, những rặng thốt nốt vươn mình lên trời xanh tạo nên một cảnh quan miền quê bình dị, thơ mộng.

Thạch Động từng đi vào thơ ca trong tác phẩm Hà Tiên Thập Cảnh của Mạc Thiên Tích với tên chữ Hán là Thạch Động thôn vân. Khi Mạc Thiên Tích vịnh thơ ca về cảnh này thì tác giả thấy buổi sáng mây thường bay là là trên miệng Thạch Động giống như cảnh động đá đang nuốt mây nên đặt cho tên là Thạch Động thôn vân.

ben trong thach dong 1
Những khối thạch nhũ trăm triệu năm tuổi tạo nên hình thù kỳ bí, huyền ảo trong hang. Ảnh: yann.nguyen0404/Instagram

Bên trong Thạch Động có chùa Tiên Sơn cổ kính, được xây dựng vào năm 1790, thờ Phật Thích Ca và Bồ Tát Quan Thế Âm. Điểm đặc biệt của ngôi chùa là chánh điện được đặt trong hang nên quanh năm nơi này luôn có không khí yên bình và mát mẻ. Đá vôi trong hang được các nhà địa chất xác định hình thành vào kỷ Permi, khoảng 250 triệu năm trước, chủ yếu có nguồn gốc trầm tích hóa học.

Không chỉ là một trong 10 danh lam thắng cảnh từng đi vào thơ ca của người xưa tại vùng đất Hà Tiên mà nơi này còn được người dân địa phương truyền tai nhau về tích Thạch Sanh giải cứu công chúa Quỳnh Nga.
Hang có nhiều ngóc ngách, lối đi sâu hun hút. Bước vào trong hang, du khách sẽ đi theo các lối đi được lót đá mài nhẵn, dọc đường có bảng chỉ dẫn và thông tin điểm đến, hang có các bậc thang sẵn tay vịn, lan can an toàn cho du khách khám phá những vị trí cao hơn. Trong hang có nơi gọi là “đường xuống địa phủ” nhưng thật ra đây là một cái giếng rất sâu. Từ thời Mạc Thiên Tích, người ta kể rằng ông cho người xuống đó để thăm dò độ sâu của hang, nhưng người lính cử đi thấy nó rất sâu, đi mãi không thấy đáy nên sợ quá phải đi lên, thuật lại chỉ nghe được tiếng sóng vỗ.

Ngoài ra, người dân địa phương ở đây cũng hiếu kỳ, muốn biết hang này sâu đến đâu nên khắc chữ vào những trái dừa khô thả xuống hang. Thời gian sau, một số người đi biển Hà Tiên, Phú Quốc lượm được trái dừa đó. Chính vì hang sâu và nguy hiểm nên nó đã được lấp lại từ năm 1960, ngày nay khách nên tham quan chỉ thấy được hình dáng của một cái giếng có thành được xây cao.

Theo truyền thuyết, hang này cũng chính là nơi Thạch Sanh đi gặp vua Thủy Tề sau khi cứu công chúa Quỳnh Nga và giải thoát cho con trai vua Thủy Tề.

Từ đường xuống địa ngục, du khách len lỏi theo các vách đá về phía Đông của động sẽ thấy được một cửa hang thông thiên. Người dân gọi đây là “đường lên trời” vì trước đây có một sợi dây rừng kéo thẳng từ miệng hang xuống. Tương truyền ngày xưa Thạch Sanh sau khi cứu công chúa Quỳnh Nga từ “đường xuống địa ngục” đã giải cứu công chúa theo đường dây thẳng lên trên. Nhưng hiện tại sợi dây đã đứt.

khach tham quan 1
Du khách check-in tại lối vào Thạch Động. Ảnh: thu_hien0109

Du khách đến hang còn được chứng kiến nhiều tượng đá có hình thù kỳ lạ như hình đầu chim đại bàng, hình mặt người con gái xõa tóc… càng làm cho truyền tích xưa thêm kỳ ảo, thu hút sự tò mò của du khách gần xa.

Từ ngách hang du khách có thể nhìn thấy biên giới Campuchia ở phía xa. Giá vé tham quan địa điểm là 5.000 đồng mỗi người, du khách thường dành từ 30 đến 40 phút để khám phá hang động, sau đó có thể di chuyển đến các điểm du lịch lân cận như núi Đá Dựng, Mũi Nai, chùa Phù Dung… hoặc có thể mua vé tàu để đến đảo Phú Quốc.

Theo VnExpress

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm