Ra mắt cuốn sách ảnh “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước”

Hồng Đào 148 lượt xem 5 Tháng Sáu, 2021

Cuốn sách ảnh “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước” giới thiệu đến bạn đọc hàng trăm bức ảnh tư liệu, tài liệu, bút tích quý giá có liên quan đến quá trình hoạt động của Người từ năm 1911-1945.

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh ngày nay) sang phương Tây, mang theo khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước, để đem lại: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

Bia NAQ HCM hanh trinh cuu nuoc 1

Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Amiral Latouche Treville tại bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Cùng thời điểm đó, trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, nhiều nhà yêu nước Việt Nam với một ý chí mãnh liệt, cũng xuất dương tìm đường cứu nước, tìm một hướng đi để giải phóng dân tộc, đưa nhân dân thoát khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp.

Nhưng cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tìm ra hướng đi đúng đắn, làm thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam. Sau này, khi trả lời phỏng vấn của một nhà báo nước ngoài, Người khẳng định: “Tôi ra đi vì muốn tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Thời gian càng lùi xa, nhưng giá trị lịch sử và thời đại của sự kiện này vẫn mang tính thời sự sâu sắc, có tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn hiện nay.

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2021), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước” bằng 4 thứ tiếng Việt, Anh, Nga, Trung Quốc.

Ngoài phần Tiểu sử và phần Biên niên sự kiện, các tác giả đã lựa chọn, biên soạn và giới thiệu tới bạn đọc hàng trăm bức ảnh tư liệu, tài liệu, bút tích quý giá có liên quan đến quá trình hoạt động của Người từ năm 1911-1945.

Qua đó, mong muốn tái hiện lại quá trình hoạt động của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, góp phần tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những công lao và những cống hiến vĩ  đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam./.

Theo vov.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...
    20

    Du ký Việt Nam: Huế và vùng ngoại ô

    Chúng tôi lênh đênh trên biển nội địa này trong khoảng 4 giờ và rời đồn Thuận An [Trấn Hải đài] nằm ở bên phải, án ngữ con lạch nối biển với hệ đầm phá nhưng hiếm khi lưu thông được. Sáng nay gió thổi rất mát; sóng biển cuồn cuộn. Ba quả cầu treo...
    1

    Du ký Việt Nam: Trên đèo Hải Vân

    Đêm rất lạnh. Đèo chỉ cao 420 m. Nhưng gió thổi dữ dội khiến ta cảm thấy nhiệt độ như ở dãy Alpes, lạnh buốt, đặc biệt là khi một đám mây dày đặc bất chợt bay qua và đổ xuống núi một trận mưa như trút nước. Nhiệt kế tụt xuống 8 độ C....

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...

Được quan tâm