Hồn quê

Hồng Đào 149 lượt xem 30 Tháng Năm, 2021

Chỉ có người trong cuộc mới biết món ăn quê mình ngon, bởi tình quê, làng xóm.

Đời này, có ai dám tuyên bố mình không thích ăn ngon? Gia đình nào có người biết nấu ăn ngon những thành viên trong gia đình đó được… hưởng lợi.

Người giàu có điều kiện ăn ngon, người nhà quê tuy không sơn hào hải vị, vẫn biết cách chế biến, tận dụng rau lá vườn nhà để có những món rất ngon.

Giờ đây, khi các phương tiện thông tin đại chúng ra sức “la làng” về thực phẩm bẩn, xem ra người nhà quê thấy mình được… lên hạng nhờ những thực phẩm sạch, của nhà trồng được.

sai gon ruoi rong noi nho 1

“Cá nục kho với dưa hồng/ Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi”. Không ít người, cả đời chưa biết đến món này. Cá nục và dưa hồng là hai nguyên liệu bình dân nhưng đi vào ca dao, đọc lên vừa thấy vui vui như lời răn đe, vừa là câu dạy bảo con gái ráng nấu món cá ngon nếu muốn chinh phục trái tim đối tượng mình đang để ý.

Đó cũng như một lời nhắc nhở người vợ cẩn thận không khéo có ngày mất chồng chỉ vì món ăn dân dã mà ngon tuyệt này!

“Nó” mê hoặc người yêu của mình bằng cách nào? Người chưa từng ăn món này lên tiếng, cá nục chiên, ăn với mắm ớt tỏi xoài bằm hay kho măng thì ngon chứ kho với dưa hồng ra làm sao? Thế là gặp ngay câu trả lời của người quê xứ Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết.

Người Phan Rang giải thích, trái dưa tròn nhỏ cỡ quả bóng bàn, một lớp dưa rồi lớp cá, kho không cho nước hoặc chỉ cho xíu thôi. Nước dưa quyện với cá […].

Rồi tiếp: “Phan Rang nổi tiếng dưa hồng / Ai có kén chồng hãy chọn Phan Rang”. Ghê chưa? Hồn quê khẳng định một cách… cực đoan khi cơn thèm lên đến đỉnh điểm!

Lại bồi thêm một niềm nhớ nữa cho người xa quê: “Phan Rang còn có món cá cơm kho hành ớt ăn với cơm dùng chung với dưa hấu thay cho dưa leo, ngon tuyệt vời!”.

Nói tới món ăn là nhớ đến hồn quê, người ta sẵn sàng bảo vệ tới cùng quan điểm nếu có ai bảo rằng tại sao dưa hấu lại ăn với cơm. Bạn cứ ăn đi rồi biết nó ngon thần thánh cỡ nào!

Những cuộc tranh luận như thế này thường đi vào ngõ cụt vì ai cũng khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, và chắc chắn chỉ có người trong cuộc mới biết món ăn quê mình ngon bởi hồn quê, tình quê, làng xóm… Tất cả những gì gọi là thân thương mà khó có dịp thưởng thức lại nữa.

Cuộc tranh luận cuối cùng kết lại: “Cá nục kho với dưa hồng / Thêm dưa hấu đỏ phải lòng như chơi”.

Đấy, cái ăn, món ăn quan trọng lắm, không phải chuyện đùa đâu!

“Nước mắm ngon giằm con cá liệt / Em có chồng nói thiệt anh hay”. Đừng quan tâm đến chuyện nàng có chồng hay chưa mà hãy nghĩ đến một ngày nào đó, quá ngấy những món ăn ở các bữa tiệc bỗng dưng nhớ đến những ngày “nghèo mà thanh thản” trên bàn ăn chỉ độc tô canh nấu ngọt, nước thiệt trong, lơ lửng vài miếng thơm, cà…

Cho dù hành ngò nêm trên mặt nhiều thế nào cũng thấy được lũ cá xếp lớp bên dưới rất khêu gợi, mùi tỏa ra là mùi tổng hợp của hành ngò, tiêu, và hương cá đậm đà, mới ăn bằng mắt thôi đã thấy phê! Lấy cái

dĩa sâu, rót nước mắm, giằm trái ớt xiêm, gắp con cá liệt bỏ vào, trở hai mặt cho thấm đều.

Cách ăn cũng làm nên điều kỳ diệu cho món ăn. Nên thong thả gỡ phần thịt cá, phải thật chậm rãi, từ tốn mới tận hưởng hết vị ngon.

Cá tươi, vị ngọt thơm của cá không lẫn vào đâu được, nước mắm ngon càng thêm đậm đà. Vị ớt cay xé lưỡi gắn chặt tình yêu nồng thắm gửi đến người nấu, đến nỗi phải buột miệng thốt lên, em có chồng chưa, nói thiệt đi để qua còn tính (là để đưa em về nhà). Tình ớn luôn!

“Canh bầu mà nấu cá trê / Ăn vô cho mát mà mê vợ già”. Chỉ đọc thôi đã thấy… mát miệng. Râu tôm nấu với ruột bầu mà còn thấy ngon, khắng khít tình chồng vợ, chan húp nhìn nhau, nghèo mà vui… huống chi đây là cá trê nấu với canh bầu. Trái bầu tự thân nó đã cho nước ngọt.

Món bầu luộc chấm mắm, chấm chao đã thấy ngon, mát ruột. Sơn hào hải vị tiếp khách cả tuần, cuối tuần vợ dọn ra dĩa bầu luộc là vợ ý tứ, hiểu chồng. Vị ngọt của bầu, của cá trê quyện vào nhau, tình vợ chồng bao năm bền chặt là bởi những món ăn hiểu ý nhau thế này!

Mỗi vùng miền có món ăn riêng. Món ăn làm nên sự gắn kết gia đình, vợ chồng, cha mẹ con cái, tình cảm quê hương nhất là với người xa xứ.

“Ra đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương / Nhớ ai dãi nắng dầm sương / Nhớ ai tát nước bên đường đêm nao”, nỗi nhớ to lớn, nỗi buồn sâu đậm phải mượn món ăn để nói lên nỗi niềm tha hương. Nhớ, buồn lắm!

Người lớn đọc ca dao cho trẻ con nghe rồi chép miệng, lấy đâu ra ngày xưa cũ để chúng gợi nhớ, lại thêm bây giờ thực phẩm bẩn tràn lan, ăn gì cũng sợ, ngay như cơm là thức dùng hàng ngày cũng nghi ngờ không biết có chất tẩm, ướp gì trong gạo?

Còn đâu những ngày “nghèo mà thanh thản”, còn đâu hồn quê, tình quê khi mà con người cứ phải chạy theo lợi nhuận rồi đầu độc nhau? Tiền không thiếu nhưng thiếu cái tình, cái hồn.

Đỏ mắt tìm thực phẩm sạch, bất chợt nghe bài hát “Những ngày thơ mộng” của Hoàng Thi Thơ mà ngậm ngùi: “Ngày thơ biết tìm đâu. Tìm đâu, biết tìm đâu, đâu giờ…”.

Theo zing.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    13 2

    Đề xuất xếp hạng di tích cấp tỉnh biệt thự Đốc phủ sứ 100 năm tuổi

    Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai giao Bảo tàng Đồng Nai đưa biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm tuổi vào lộ trình xếp hạng di tích cấp tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Liên quan đến biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm ở TP.Biên Hòa, ngày 17.10 Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai...
    z5861549460419 d9d86640adea2c04c2716d83e5156d2f

    Bình Định xưa ‘mắt thấy tai nghe’: Thị Nại

    Năm 1884, cùng lúc với việc Pháp và Việt Nam ký hòa ước Giáp Thân 1884 thì công sứ Quy Nhơn Eugène Navelle thực hiện cuộc hành trình từ cảng Quy Nhơn đi về phía tây, từ Thị Nại đến Bla (Kon Tum), băng qua cao nguyên An Khê và các phế tích, di tích,...
    8 3

    Góc ký họa: Biệt thự trăm tuổi từng được làm thang máy để… ngắm chim

    Với diện tích gần 800 m2 nằm sừng sững ngay trung tâm TP.HCM (cách chợ Bến Thành khoảng 300 m), căn biệt thự cổ gần trăm tuổi có 4 mặt tiền gây tò mò cho không ít người. Chủ nhân căn biệt thự này là Nguyễn Văn Hảo (1890 – 1971), một trong những thương...
    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    Bán nhà phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, diện tích 40m, mặt tiền 4m, giá 2.65 tỷ có thương lượng. Nhà nằm trên mặt ngõ đẹp nhất phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, ngõ rộng xe 3 gác đi lại thoải mái, thông thoáng. Mặt phố Trương Định hiện đang có quy hoạch mở rộng đường, tương lai sẽ là một con đường đẹp nhất quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: ‘Bảo tàng sống’ giữa phố cổ

    Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký ở phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) được xem như “bảo tàng sống” vì giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa. Lưu giữ báu vật vô giá Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái...

Được quan tâm