Ngắm “kiệt tác” cổng đình được người dân xem như “báu vật”

Trần Thư 173 lượt xem 25 Tháng Năm, 2021

Đây là những cổng làng độc đáo còn sót lại trong quá trình đô thị hóa ở các làng quê Bắc Bộ. Nó không chỉ là “báu vật” của người dân mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ sáng tác ảnh hay các nghệ nhân làm cây cảnh nghệ thuật.

Một trong những “kiệt tác” cổng đình ở làng quê Bắc Bộ là cây bồ đề ôm trọn cổng đình làng Phú Hậu thuộc xã Sơn Đông (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) và cổng làng Yên Cốc (xã Hồng Phong, Chương Mỹ, TP. Hà Nội) nằm hoàn toàn trong bộ rễ của cây đa cổ thụ.

Ngắm những “kiệt tác” cổng làng từ rễ cây cổ thụ:

cd1

Cây bồ đề đình làng Phú Hậu (xã Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đã có hàng trăm năm tuổi, thân cây 6 người ôm, cao trên 30m, cành và tán lá mọc xum xuê ôm trọn lấy cổng đình làng, giống như rồng cuộn ẩn mình trên cổng và tiếp xuống đất để nuôi cây.

cd2

Tương truyền từ thời xa xưa, một vị vua khi đi qua đây, thấy vẻ đẹp non nước hữu tình của thôn và thấy 2 cây bồ đề mọc tươi tốt lại có thế của cây cổ thụ, nên đã cho xây đình và đền thờ cạnh cây bồ đề. Kể từ đó đến nay, người dân trong thôn luôn tôn thờ, vun đắp đình, đền cùng hai cây bồ đề.

cd3

Tháng 10/2016 cây bồ đề đã được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh danh là cây di sản.

cd4

Theo các cụ cao niên trong làng, nhìn bộ rễ như một con rồng đang cuộn mình, phần thân ngóc lên trên trời nó giống như cách nghệ nhân hay nói là “Long đàn phượng vũ”. Đứng từ xa có thể thấy tán cây xòe như cánh chim phượng đang dang cánh trên cổng đình.

cd5

Bộ rễ kỳ vĩ, chắc khỏe của cây bồ đề bám chặt gần hết cổng đình.

cd6

Mặt ngoài, bộ rễ lớn quấn quanh vòm cổng tạo thành hình vòng cung có chiều cao trên hai mét.

cd7

Bộ rễ không chỉ tạo thành hình vòng cung mà ăn sâu vào bên trong vòm cổng đình làng.

cd8

Qua năm tháng, cây bồ đề đã trở thành một phần không thể tách rời của kiến trúc ngôi đình này.

cd9

Cổng làng Yên Cốc (xã Hồng Phong, Chương Mỹ, TP. Hà Nội) nằm hoàn toàn trong bộ rễ của cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Người dân Yên Cốc cho biết, trước kia làng có 2 cây đa được trồng cùng 2 cổng, một cây đã chết chỉ còn cổng đứng độc lập ở đầu làng. Cây đa còn lại cũng mới được cứu chữa nay đang dần xanh tốt và vẫn là bệ đỡ vững chắc cho cổng làng.

cd10

Bộ rễ của cây đa gần như che kín hoàn toàn hai bên cổng.

cd11

cd12

Từng mảng rễ cây bám chắc tạo thành bức tường cây độc đáo.

cd14

Nguyên bản cổng làng Yên Cốc chỉ rộng khoảng hai mét, do nhu cầu qua lại ngày càng cao, một con đường đã được mở vòng bên ngoài cổng để chia sẻ lưu lượng qua lại.

cd15

Chiếc cổng này toát nên vẻ đẹp độc đáo, thanh bình của một làng quê.

Theo Báo Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề:

    10 1

    Làng Tà Lài đẹp như phim của Ká Tuyền mang giấc mơ bảo tồn giá trị văn hóa bản địa ở Đồng Nai

    Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài – Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng. Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần...
    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    4

    Thúc đẩy tiềm năng du lịch Quảng Trị

    Năm nay tại Quảng Trị đã diễn ra hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch – có ý nghĩa mở hướng đi mới, đặc sắc cho ngành “công nghiệp không khói”. “Lễ hội vì hòa bình” tổ chức vào tháng 7 là sáng kiến mang tính chiến lược của tỉnh Quảng...

Được quan tâm