Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây hình thành từ khoảng thế kỉ 16-17, song những người phương Tây đầu tiên đã tới Việt Nam và Đông Nam Á sớm hơn nhiều, tức vào khoảng đầu Công Nguyên.
Sự tiếp xúc văn hóa trong giai đoạn đầu tiên diễn ra trên phương tiện tôn giáo với Ki-tô giáo làm sự mở đầu cho sự giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với Phương Tây,phỏng theo tài liệu của giáo hội thì đến năm 1593, ở Nghệ An đã có đến 12 làng công giáo toàn tòng.
Sau hơn bốn thế kỉ truyền đạo, qua nhiều khó khăn và thử thách, tới nay Ki-tô giáo đã có chỗ đừng vũng chắc tại Việt Nam, tuy không chiếm phần lớn nhưng Ki-tô giáo đã dần trở thành chỗ dựa tinh thần cho người Việt.
Ki-tô giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa phương Tây, trong nhiều thế kỉ tiếp xúc, văn hóa phương Tây đa ảnh hưởng một cách sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của văn hóa Việt Nam, tuy có sự chấp nhận và chống đối, nhưng bao giờ cũng đều là sự thâu hóa linh hoạt, tiếp nhận những gì có ích và biến đổi cho phù hợp.
Tiêu biểu cho sự thâu hóa linh hoạt đó có thể tìm thấy trong lĩnh vực Ki-tô giáo với những lối xây nhà thờ nổi tiếng về sự rập khuôn cứng nhắc theo lối kiến trúc cao vút có đỉnh tháp nhọn hoắt, thì ở Việt Nam, với nhà thờ Phát Diệm, lại có sự xuất hiện của kiến trúc dân tộc thấp trải rộng có mái nghiêng cong.
Hay một ví dụ khác là qua tín ngưỡng thờ mẫu và truyền thống trọng nữ, người Việt Nam thường đưa đức Mẹ Maria lên một vị trí sùng kính đặc biệt mà ở phương Tây ít có, ngoài ra trên lĩnh vực văn hóa vật chất và tinh thần khác ta cũng sẽ gặp được những sự thâu hóa linh hoạt như thế.
Trên lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỉ 19, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ điển với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển sang mô hình đô thị công – thương nghiệp chú trọng những chức năng kinh tế, các đô thị lớn dần hình thành ra tầng lớp tư sản dân tộc; những ngành công nghiệp mới ra đời (khai mỏ, chế biến nông lâm sản…). Các đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển.
Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình giữa phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, chẳng hạn như các tòa nhà của Trường Đại Học Đông Dương (nay là Đại Học Quốc Gia Hà Nội), Bộ Ngoại giao, Viện Viễn Đông Bác cổ (nay là bảo tàng Lịch sử Hà Nội) với hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác….làm nổi bật tính dân tộc, đưa mái hiên, mái che cửa sổ ra xa để tránh nắng chiếu và mưa hắt…
Trên lĩnh vực giao thông, hàng chục vạn dân đinh đã được huy động để xây dựng hệ thống đường bộ đến các đồn điền, hầm mỏ…Hệ thống đường sắt với những đường hầm xuyên núi, những cây cầu lớn được càng được kéo dài với nổi bật là cây cầu bắc qua sông Hồng mang tên Doumer, nay là cầu Long Biên.
Sự giao lưu giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam quả thật rất lâu đời và ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực từ tôn giáo, kiến trúc và thương mại,… phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của văn hóa phương Tây về mặt tinh thần trong các lĩnh vực văn tự- ngôn ngữ, báo chí , văn học, nghệ thuật,…..
Còn tiếp.
Tổng hợp: Dương Phong