Lăng Mạc Cửu và những câu truyện kì bí

Dương Phong 283 lượt xem 21 Tháng Năm, 2021

Khu lăng mộ dòng họ Mạc Cửu tọa lạc trên sườn núi Bình San, đường Mạc Cửu, P.Bình San, TX.Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, thuộc quần thể di tích Bình San được xếp hạng là khu danh thắng quốc gia từ năm 1989.

1 dwtt
Lăng Mạc Cửu, Hà Tiên

Quần thể lăng gồm: hệ thống đền thờ, lăng Mạc Cửu cùng với 59 lăng mộ lớn nhỏ khác là những người thân tộc và gắn bó với sự nghiệp dòng họ Mạc trên vùng đất Hà Tiên.
Lăng Mạc Cửu được xây dựng bằng hợp chất kết hợp với đá, cao dần từ hậu chẩm ra đến cửa lăng hình bán nguyệt, hướng nhìn ra vịnh Hà Tiên, địa thế có núi Tô Châu làm tả thanh long, mũi (núi) Nai làm hữu bạch hổ, núi Bình San làm hậu chẩm. Kích thước lăng rộng 15 m, dài 25 m. Bia mộ được tạc khá đơn giản, nội dung ghi: mộ của người họ Mạc được phong làm Trấn quốc, tặng là Nghị võ, tước Cửu Lộc hầu, bia được lập vào năm Ất Mão (1735) do người con trai là Thiên Tích lập.
Ngoài lăng Mạc Cửu, đáng chú ý là lăng mộ của Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Hoàng (con trai Mạc Thiên Tích) cùng các vị phu nhân và thân thuộc với kiểu thức kiến trúc gần giống với “mộ chủ”, nhưng quy mô nhỏ hơn và đặc điểm trang trí đơn giản hơn.

Ly kỳ chuyện phá mộ tìm kho báu

Năm 1911, qua lời sấm truyền tương truyền là từ Mạc Mi Cô (con gái Mạc Thiên Tích): “… Trời Tây bóng ngả chênh chênh/Soi vào hang đá long lanh ngọc vàng/Vàng trong lòng đá, vàng chói sáng lòa/Vọng lên lầu các nguy nga/Ao sen tỏa trắng trước tòa khói hương…”, Tỉnh trưởng Hà Tiên là Roux Serret đoán rằng gia thế họ Mạc bao đời ở Hà Tiên với của cải châu báu sẽ được tùy táng theo các hầm mộ. Người Pháp đã thực hiện âm mưu tìm kho báu dựa trên danh nghĩa là chỉnh trang, xây dựng đường sá ở Hà Tiên, trong đó dự định giải tỏa 40 ngôi mộ trong quần thể lăng Mạc Cửu. Ngôi mộ đầu tiên bị “thám sát” là mộ của Hiếu túc phu nhân – bà Nguyễn Thị Thủ (chánh thất của Mạc Thiên Tích).
Người Pháp chỉ đạo đoàn khổ sai đào hàng chục ngày trời mới phá được mộ. Khi quan tài mở ra, người cháu 7 đời của Mạc Cửu là Mạc Tử Khâm chứng kiến và cải táng cho bà. Của cải châu báu đều bị người Pháp lấy, chia lại cho Mạc Tử Khâm 1 chiếc trâm vàng nạm ngọc quý. Sau đó, Mạc Tử Khâm vì khó khăn đã bán lại chiếc trâm này cho người Pháp là Chapuis cai quản ngọn hải đăng ở núi Pháo Đài. Từ khi sở hữu chiếc trâm, gia đình Chapuis bị tán gia bại sản. Tỉnh trưởng Roux Serret cũng bị té ngựa khi đi qua khu lăng và bị liệt.

Sự huyền bí của việc đào lăng mộ Mạc phu nhân Nguyễn Thị Thủ không rõ thực hư, nhưng sau khi khai quật di dời xong mộ của bà, người Pháp không dám đụng đến các ngôi mộ đã dự định.

Thương gia Trung Hoa thần phục chúa Nguyễn

Vào khoảng cuối thế kỷ 17, những nhóm cư dân nhà Minh (Trung Hoa) không chịu thần phục nhà Thanh đã lần lượt rời quê hương đi tìm vùng đất mới dung thân, nuôi hy vọng ngày trở về, trong đó có Mạc Cửu (1655 – 1735). Mạc thị gia phả chép: Vào năm Tân Hợi (1671), Mạc Cửu vượt biển đi về phương Nam, lấy đất khách làm quê. Ông dùng tiền của hối lộ các ái phi và các quan, nhờ nói giùm với Quốc vương Chân Lạp cho mình ra đất Mang Khảm – Sài Mạt – Hà Tiên, chiêu tập khách buôn tứ phương để mưu lợi cho đất nước. Quốc vương Chân Lạp đã bằng lòng, cho ông làm Ốc Nha (quan trấn thủ). Từ đó, Mạc Cửu quy tụ khách buôn các nước, thuyền bè tấp nập kéo tới.
Sau những lần giao tranh với Xiêm La, Chân Lạp bị suy yếu nhiều, trong khi chúa Nguyễn ở Đàng Trong đang trở nên thịnh vượng, Mạc Cửu quyết định xin thần phục, dâng đất đai cơ đồ và nhận làm thần dân của Đại Việt xứ Đàng Trong. Sách Đại Nam thực lục ghi chép: Tháng 8.1708, Mạc Cửu đã xin dâng vùng đất Sài Mạt – Hà Tiên (bao gồm một phần tỉnh An Giang, Cà Mau và toàn bộ tỉnh Kiên Giang cùng một số đảo trong vịnh Thái Lan ngày nay) lên chúa Nguyễn Phúc Chu để sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp nhận và phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh.
Dưới thời chúa Nguyễn và sự cống hiến của họ Mạc, Hà Tiên trở thành một cảng thị hoạt động mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ 18 – 19. Sau khi Mạc Cửu mất (1735), chúa Nguyễn tiếp tục cho người con là Mạc Thiên Tích kế tục. Với sự công phá của Tây Sơn, sau đó bị Cao Miên và Xiêm La xâm lấn, vùng đất Hà Tiên dần suy yếu. Hà Tiên và họ Mạc chỉ thực sự hưng thịnh trở lại dưới sự cai quản của Thoại Ngọc Hầu thời Nguyễn, nhưng con cháu họ Mạc không còn huy hoàng như trước được nữa.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm