Nghệ nhân Nhân dân Trương Lộ: Bậc thầy thư pháp và tranh thủy mặc

Hồng Đào 297 lượt xem 20 Tháng Năm, 2021

Danh tiếng của họa sĩ, Nghệ nhân Trường Lộ từ lâu đã được cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn (TP.HCM) nói riêng và giới hội họa Việt Nam nói chung tôn vinh là bận thầy trong làng hội họa và thư pháp. Những tác phẩm của họa sĩ Trường Lộ vừa mang đậm dấu ấn cổ điển, truyền thống, vừa có tính khám phá, hiện đại, giàu tính triết lý và hướng đến những điều chân, thiện, mỹ.

VE TRANH THUY MAC 1
Họa sĩ Trương Lộ thể hiện tranh thủy mặc (Ảnh tư liệu).

Từ cổ điển truyền thống

Trò chuyện với giới báo chí tại một cuộc Triển lãm thư pháp “Phật – Đạo – Nho” của mình mới đây, họa sĩ Trương Lộ cho biết, là một người Hoa sinh ra và lớn lên tại Chợ Lớn, từ thời niên thiếu, ông đã có cơ hội tiếp cận với thư pháp, hội họa truyền thống Trung Hoa. Ông may mắn được lĩnh giáo một nền giáo dục căn bản từ các thư pháp gia và các bậc thầy tranh thủy mặc danh tiếng tại Chợ Lớn những năm 60 của thế kỷ trước. Hơn 60 năm, với năng khiếu trời phú, niềm đam mê cháy bỏng và sự kiên nhẫn bền bỉ rèn luyện theo nghiệp thư – họa, ông đã trở thành một bậc thầy trong làng thư – họa và mỹ thuật Việt Nam.

Tất cả các tác phẩm từ thư pháp tới dòng tranh thủy mặc đều được hoạ sĩ Trương Lộ thể hiện với bút lực dồi dào, mạch lạc, chi tiết và xảo diệu. Vì vậy, đứng trước những tác phẩm của ông, dù là thư pháp hay tranh thủy mặc, người thưởng lãm có cảm giác như đang đứng trước một không gian văn hóa sinh động, gần gũi, giàu bản sắc. Trong tất cả những tác phẩm của ông, từ đường nét, gam màu, hình khối của tranh thủy mặc và những con chữ của thư pháp đều mang tính triết lý sâu sắc mà ông học được từ các bậc tôn sư của mình.

CHO QUE BAC BO 1
Tác phẩm “Những người phụ nữ ở chợ phiên vùng đồng bằng Bắc bộ” của họa sĩ Trương Lộ.

Có lẽ câu “Trung thi hữu họa, trung họa hữu thi ” (nghĩa là trong thơ có họa và trong họa có thơ) rất đúng với họa sĩ Trương Lộ trong sáng tạo tác phẩm hội họa và thư pháp. Tác phẩm của ông dù là tranh thủy mặc hay thư pháp đều toát lên sự kết hợp tinh tế, tài hoa giữa hai trường phái “họa” và “thư”. Bằng bút pháp điêu luyện, từ hai mảng tách biệt ấy, ông đã hòa chung thành một, tạo nên những tác phẩm “họa” và “thư” hài hòa, chặt chẽ về bố cục, trọn vẹn về ngữ nghĩa, giàu tính triết lý.

Theo các thư pháp gia nổi tiếng trong làng thư pháp người Hoa ở Chợ Lớn, thư pháp khác với hội họa là chỉ gồm nét, không gian và hai màu đen – trắng. Để tác phẩm thư pháp đẹp cả về hình thức, nội dung, ngữ nghĩa, bố cục là điều các thư pháp gia luôn khát khao tìm tòi và sáng tạo. Trong lĩnh vực nghệ thuật thư pháp hiện nay ở Chợ Lớn, chỉ có thư pháp gia, họa sĩ, Nghệ nhân Nhân dân Trương Lộ định hình được một phong cách đặc biệt độc đáo. Ông đã biến giới hạn của nghệ thuật thư pháp thành vô hạn của không gian với những tác phẩm như “rồng bay, phượng múa”, “bút ca mực vũ”…

Mới đây (cuối tháng 3/2021), họa sĩ Trương Lộ đã tổ chức cuộc triển lãm cá nhân với 95 tác phẩm thư pháp do ông sáng tạo. Các thể loại từ chữ khó nhất như đại triện với giáp cốt, kim văn và tiểu triện cho tới chữ phổ thông với hành, lệ, thảo, khải đã được ông thể hiện thật điêu luyện, tinh tế, giàu cảm xúc bằng chữ Nôm, Hán. Nội dung là những áng thơ tuyệt tác gắn liền ý nghĩa triết lý “Phật-Đạo-Đời” từ Lý Thái Tông, Lê Qúy Đôn đến Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu và cả thơ của thi sĩ “kỳ dị” Bùi Giáng…

me con phu nu vung cao 1
Tranh mẹ con phụ nữ vùng cao của họa sĩ Trương Lộ.

Đến hơi thở cuộc sống đương đại

Đối với thư pháp, họa sĩ Trương Lộ chủ yếu quan tâm tới tính triết lý và chữ nghĩa trong văn học cổ điển, để từ đó truyền cảm hứng cho công chúng thưởng lãm về những bài học làm người do cổ nhân truyền dạy.

Nhưng đối với dòng tranh thủy mặc, ngoài đề tài cổ điển như “hoa, điểu”, “sơn thủy hữu tình”, ông còn tâm huyết với đề tài hiện thực mang hơi thở cuộc sống đương đại. Suốt mấy chục năm qua, ông miệt mài với những chuyến đi thực tế khắp các vùng miền để cảm nhận, trải nghiệm những điều bình dị, gần gũi, làm chất liệu cho những tác phẩm tranh thủy mặc sinh động, hấp dẫn.

TRIEN LAM THU PHAP 1
Họa sư Trương Lộ (trái) giới thiệu với công chúng tại triển lãm thư pháp của mình (Ảnh TL).

Nhiều tác phẩm của ông đã tạo được dấu ấn, sự ngưỡng mộ của công chúng yêu tranh thủy mặc như hình ảnh người bán vé số dạo trên đường phố cổ Hội An, những ngôi nhà chênh vênh bên bến nước vùng Đất Mũi (Cà Mau), những người phụ nữ ở một phiên chợ quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, những người phụ nữ, những em bé dân tộc vùng cao cực Bắc…Tất cả đều được ông thể hiện bằng những đường nét dung dị, nhưng diễn tả được thần thái, khuôn sắc, bối cảnh và cả cá tính từng nhân vật, rất tinh tế, sống động.

Đặc biệt, bằng cây cọ dồi dào bút lực, tràn đầy cảm xúc thẩm mỹ của mình, họa sư Trương Lộ đã lưu lại những kỷ niệm, ký ức lịch sử và cuộc sống đương đại của Chợ Lớn dưới góc nhìn nghệ thuật. Chợ Lớn trong tranh của ông hiện lên sống động như đời thường, đó là bến Bình Đông tấp nập “trên bến dưới thuyền”, chợ Bình Tây (Chợ Lớn) sầm uất nhộn nhịp cảnh mua bán, những ngôi nhà liền kề ở phố cổ người Hoa và cả những ngôi nhà “ổ chuột” liêu xiêu trên kênh rạch của “xóm nước đen” một thời chưa xa…

truong lo 1
Một tác phẩm tranh thủy mặc của họa sĩ Trương Lộ.

Những năm gần đây dù tuổi đã cao, nhưng họa sĩ Trương Lộ vẫn dành hết tâm huyết, thời gian miệt mài sáng tạo cho ra đời những tác phẩm thư pháp và tranh thủy mặc, tạo được tiếng vang và được giới thư pháp và hội họa đánh giá cao về giá trị nội dung, nghệ thuật qua các cuộc triển lãm.

Theo baodantoc.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm