Bình Thủy nét đẹp cổ tại Cần Thơ

Dương Phong 175 lượt xem 19 Tháng Năm, 2021

Nhà cổ Bình Thủy ở thành phố Cần Thơ từ lâu đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn bởi sự giao thoa giữa kiến trúc Đông – Tây kết hợp.

541 nha co binh thuy

Nhà cổ Bình Thủy nằm ở địa chỉ số 142/144, đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Ngôi nhà thuộc sở hữu của gia đình họ Dương, xây lần đầu tiên vào năm 1870 trên diện tích đất khoảng 6.000m2, với mục đích làm nơi thờ cúng tổ tiên.

Chủ nhân hiện nay của ngôi nhà là ông Dương Minh Hiển cho biết, ngôi nhà được xây lại trong khoảng thời gian từ năm 1904 đến năm 1911. Sở dĩ mất nhiều thời gian xây được ngôi nhà như vậy vì hầu như các nguyên vật liệu đều phải đặt từ Pháp về.

692185e8127b34bd3be5aa5b4850abae
Phòng khách nhà cổ Bình Thủy. Ảnh: thietkebietthucodien.vn

Nhà cổ Bình Thủy cao hơn 3 mét, mang kiến trúc cổ của Pháp nhưng có sự giao thoa rõ nét của văn hóa Đông – Tây. Ngôi nhà được chia làm năm gian, hai chái, trong đó có 3 gian chính: gian trước để tiếp khách, gian giữa để thờ cúng tổ tiên, và gian sau là nơi sinh hoạt chung của gia đình.

Từ kiến trúc cho tới đồ đạc trong nhà đều được thiết kế và sưu tầm một cách công phu, có sự kết hợp Đông – Tây hài hòa. 6 thế hệ chủ nhân của ngôi nhà đều là những người yêu thích sưu tầm đồ cổ, vì thế đồ nội thất trong nhà cũng đều là đồ cổ. Điều này tạo nên vẻ đẹp riêng của ngôi nhà.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm nhưng khi bước vào nhà cổ Bình Thủy, du khách luôn cảm thấy mát mẻ, dù trong nhà không có hệ thống làm mát hay điều hòa nhiệt độ. Một phần là do ngôi nhà được xây cao cách mặt sàn 1 mét.

7323227fad80f78af91e17dffc039757
Ảnh: @vanphan7589

Bên cạnh đó, chủ nhân của ngôi nhà học theo cách làm của người xưa, trước khi lót nền bằng gạch đã cho rải đều một lớp muối hột dày hơn 10cm dưới nền, có tác dụng chống ẩm, chống mối mọt và làm thông thoáng không khí trong nhà. Ngoài ra, ngôi nhà được lợp bằng 3 lớp ngói, trong đó lớp ngói ngoài cùng được nhúng vôi bột trắng có tác dụng cách nhiệt, cũng có tác dụng tạo sự thông thoáng mát mẻ cho ngôi nhà.

Xung quanh ngôi nhà là những chậu hoa cây cảnh được tuyển chọn kỹ lưỡng, quanh năm nở hoa, xanh tốt, tô thêm vẻ hài hòa, gần gũi với thiên nhiên. Chủ nhân của ngôi nhà còn kỳ công sưu tập nhiều giống hoa lan và cây cảnh phong phú. Vì thế, ngôi nhà còn được gọi là “vườn lan Bình Thủy”.

Với giá trị đặc biệt về kiến trúc và thẩm mỹ, nhà cổ Bình Thủy được chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim của Việt Nam như “Những nẻo đường phù sa”, “Người đẹp Tây Đô”, và bộ phim “Người tình” của đạo diễn J.J. Annaud. Qua bộ phim này, nhà cổ Bình Thủy trở nên nổi tiếng hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Ngôi nhà đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.

Theo VOV

Bài viết cùng chủ đề:

    4

    Kiến trúc Hà Nội thời bao cấp: Cần đánh thức khối di sản đang “ngủ yên”

    Khối di sản kiến trúc thời bao cấp là một phần tạo dựng nên bản sắc Hà Nội và có nhiều tiềm năng để phát huy giá trị, đóng góp vào công cuộc đổi mới tiếp theo của đất nước cũng như phục vụ cho chiến lược phát triển Hà Nội trong tương lai, hướng...
    16 1

    Bình dị phiên chợ cá dưới chân sóng ở Bình Định

    Mặt trời vừa ló dạng, chợ cá ở làng chài xã Mỹ An (H.Phù Mỹ, Bình Định) trở nên rôm rả, nhộn nhịp. Tiếng tàu cá, thương lái, ngư dân và tiếng sóng biển hòa quyện vào nhau thành một nhịp điệu sôi động. Khoảng 4 giờ 30 hằng ngày, hàng chục thương lái tập trung...
    4 2

    Khám phá ngôi đình cổ 200 tuổi giữa lòng Hà Nội

    Đình Đông Thành – ngôi đình cổ 200 tuổi được xem là một điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Hà Nội. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thủ đô, 10 năm đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa đình Đông Thành, chiều...
    1 2

    Sài Gòn qua bản đồ

    Năm 1698, thủ phủ Gia Định đặt trên địa bàn có sẵn hai phố thị Sài Gòn và Bến Nghé. Từ năm 1623, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã cho lập hai đồn thu thuế tại Prai Kor (sau biến âm thành Sài Gòn) và tại Kas Krobey tức Bến Nghé. Người Việt tới làm...
    1 1

    Những ngôi nhà độc nhất miền Tây: Kiệt tác nhà trăm cột Long An

    Tọa lạc cù lao Long Hựu (xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước, Long An), ngôi nhà trăm cột do ông Trần Văn Hoa xây dựng từ năm 1898 được xem là ‘độc nhất miền Tây’. Ra tận kinh thành Huế tìm thuê thợ giỏi Từ trung tâm H.Cần Đước đến nhà trăm cột của họ Trần ở cù...

Được quan tâm