Độc nhất vô nhị ngôi chùa thờ ‘Bà Hỏa’ giữa lòng thành phố Sóc Trăng

Trần Hùng 177 lượt xem 13 Tháng Năm, 2021

Về Sóc Trăng, nhiều người thích thú khi tham quan những ngôi chùa của người dân tộc Khmer, Hoa… Đặc biệt, có chùa Hỏa Đức Tự ở giữa thành phố không thờ Phật mà thờ… “Bà Hỏa”.

Thông thường đền hay chùa sẽ thờ phật hay các vị thần linh nhưng giữa lòng thành phố Sóc Trăng có ngôi chùa khá to và chỉ để thờ “bà Hỏa” với tên Hỏa Đức Tự.

Ông Huỳnh Ngọc Minh, thành viên ban trị sự Hỏa Đức Tự cho biết, chùa Hỏa Đức Tự vốn là một ngôi miếu nhỏ nằm cạnh gốc cây còng (còn gọi là me tây) cổ thụ có trên trăm năm tuổi, tọa lạc ngay ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu – Phan Đình Phùng, thuộc phường 4 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Người địa phương thường gọi chùa Hỏa Đức Tự là miếu “Bà Hỏa”.

Người dân địa phương kể, hơn 100 năm trước, tại cây còng cổ thụ, vào những đêm tối trời thường thấy có đốm lửa bay lên từ ngọn cây nên họ cho rằng có “Bà Hỏa” hiển linh. Từ đó, người dân lập ngôi miếu nhỏ để thờ cúng “thần lửa”.

11 6
Chùa Hỏa Đức Tự, còn được người dân địa phương gọi là miếu “Bà Hỏa”

Ban đầu, ngôi miếu được dựng lên rất nhỏ nhưng càng về sau có nhiều người ở các nơi đến cúng viếng nên ngôi miếu được tôn tạo dần. Khoảng năm 1973, ông Trương Văn Ngươn (một người dân địa phương) đã khởi xướng, kêu gọi mọi người đóng góp mở rộng diện tích miếu thờ, với vách, mái được lợp tôn, đáp ứng phần nào nhu cầu tâm linh của người dân địa phương.

Sau ngày 30/4/1975, miếu “Bà Hỏa” tạm ngưng hoạt động. Đến năm 1978, sau nhiều lần thỉnh nguyện, miếu được Nhà nước cho phép hoạt động trở lại với tên gọi là Hỏa Đức Tự nhưng không thờ Đức Phật.

12 10
Bên trong, gian giữa chính điện của Hỏa Đức Tự

 

Năm 1990, chùa được trùng tu bằng vật liệu kiên cố trên diện tích 218 m2, gồm 3 tầng: Tầng trệt là điện thờ; tầng một là nơi lưu giữ những vật do người dân mang đến cúng viếng và thờ hương linh người có đóng góp nhiều công đức cho chùa; tầng hai là nơi thờ cúng khác.

Ngay chính diện điện thờ, chiếm một khoảng không gian rộng rãi là nơi thờ Hỏa Đức Thánh Mẫu với đèn hoa rực rỡ và tượng Bà lộng lẫy trong bộ xiêm y, áo mão được thay mỗi tháng một lần vào ngày 24 âm lịch.

13 10
Nơi đây thờ Hỏa Đức Thánh Mẫu. Lễ vía được tổ chức vào ngày 24/3 âm lịch hàng năm

Theo người dân địa phương, việc cầu mong “thần lửa” đem lại sự an lạc về tinh thần là một tín ngưỡng phản ánh nhu cầu thực tiễn từ xa xưa đến nay nên người dân lập miếu thờ “Bà Hỏa” làm nơi để đến chiêm bái, cầu xin “thần lửa” không gây tai họa.

14 10 

Hàng năm, đông đảo người Hoa, người Kinh và cả người Khmer đều đến viếng Hỏa Đức Thánh Mẫu vào ngày 24/3 âm lịch. Thời gian này là cao điểm mùa khô ở Sóc Trăng, cũng là thời điểm dễ xảy ra hỏa hoạn. Cho nên, việc đến cúng viếng tại miếu “Bà Hỏa” còn là sự nhắc nhở mọi người luôn đề cao việc phòng cháy, chữa cháy trong cuộc sống hàng ngày.

15 9
… với gốc cây còng trăm tuổi được mặc áo

Điều đáng ghi nhận, không chỉ là nơi thờ cúng, từ nhiều năm qua, miếu “Bà Hỏa” còn là một cơ sở từ thiện có uy tín ở TP Sóc Trăng. Hàng tháng, hàng chục hộ dân nghèo được Ban trị sự hỗ trợ gạo 10 kg/hộ, các em học sinh khó khăn được trao học bổng trích từ quỹ từ thiện hàng năm.

Bên cạnh đó, còn có xe tang miễn phí, quan tài, đồ tẩm liệm… sẵn sàng giúp đỡ kịp thời cho những người nghèo khó qua đời và làm các công tác từ thiện đột xuất khác của địa phương.

16 5
Cây còng trăm năm tuổi tỏa bóng mát trên nóc Hỏa Đức Tự

Ông Huỳnh Ngọc Minh, thành viên Ban trị sự Hỏa Đức Tự cho biết, Sóc Trăng có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng chung sống nên có nhiều hoạt động tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng thờ “Bà Hỏa”. Có thể nói đây là hoạt động tín ngưỡng hiếm hoi trong cộng đồng dân cư ở khu vực Nam bộ cũng như của cả nước.

Nhiều người dân địa phương còn cho rằng, có thể miếu “Bà Hỏa” ở Sóc Trăng là một trong số ít ngôi miếu thờ “Bà Hỏa” ở Việt Nam.

Theo Dân Trí

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm