Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ nhà thơ đã tạo ra nhiều tình huống “lạ” khi bạn đến chơi nhà. Ngoài ra, cách xưng hô độc đáo của Nguyễn Khuyến cũng giúp bài thơ đặc biệt hấp dẫn.
Nhà thơ Nguyễn Khuyễn một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Ông làm quan khoảng mười năm, khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được sáng tác trong thời gian ông về ở ẩn ở Yên Đổ (nay là Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam).
Cho đến ngày nay, Bạn đến chơi nhà được người đọc khá yêu thích bởi sự độc đáo, hấp dẫn của Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ. (Ảnh khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến).Điểm độc đáo đầu tiên là hoàn cảnh tiếp đón. Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù thân hay sơ thì trước là trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến kể ra hàng loạt khó khăn của gia đình. (Ảnh: Khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến).Nguyễn Khuyến liệt kê: Muốn ra chợ thì chợ xa, muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng, muốn bắt cá thì ao sâu, muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa, ngay đến miếng trầu cũng không có. (Ảnh khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến).Các tình huống được tạo ra có tính bông đùa, éo le, hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của một nhà nho thanh bạch.Một điểm độc đáo nữa là ở cách xưng hô của tác giả trong bài thơ. Trong bài thơ, tác giả sử dụng cách xưng hô rất dân dã “bác”. “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”, “Bác đến chơi đây, ta với ta”.Cách xưng hô “bác” tưởng dân dã, nhưng thực tế lại thể hiện sự thân mật, nể trọng, thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách.ách xưng hô “bác” được Nguyễn Khuyến sử dụng khá thường xuyên. Trong bài “Gửi bác Châu Cầu”, ông viết: Từ trước bảng vàng nhà có sẵn/Chẳng qua trong bác với ngoài tôi. Trong bài Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến cũng dùng từ bác: Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước/Bác với tôi hôm sớm cùng nhau.Được biết, trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Khuyến viết rất nhiều thơ về bạn. Tình bạn và làng quê là hai mạch nguồn tươi mát trong dòng thơ của Nguyễn Khuyến.
Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...