Trai gái hát giao duyên bên suối, những cô gái mặc váy đá bóng,… ngày hội Soóng cọ là nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Sán Chỉ trên dải biên giới Bình Liêu, Quảng Ninh.
Hội hát Soóng cọ, người Sán Chỉ gọi là “Slam nhịt hụi” được tổ chức dịp tháng 3 Âm lịch hàng nămDưới chân thác Khe Vằn hùng vĩ, trai gái Sán Chỉ cùng nhau hát soóng cọ giao duyên. Hình thức hát đối nam nữ này phản ánh đậm nét văn hóa của dân tộc Sán Chỉ, lời hát ca ngợi thiên nhiên, tình yêu, cuộc sống lao động thường ngày bằng giai điệu tình cảm, mượt mà, sâu lắngNgười Sán Chỉ gửi gắm tâm tình vào lời hát, kết bạn và bày tỏ tình cảm, người già răn dạy con cháu biết ơn công sinh thành, những bài học trong cuộc sống thường ngày. Bình Liêu hiện đang duy trì các CLB Soóng cọ, truyền dạy để bảo tồn nét văn hóa đặc sắc nàyCầu may là nghi lễ không thể thiếu trong ngày hội. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động mới như khai trương không gian văn hóa truyền thống các dân tộc xã Húc Động, trưng bày sản phẩm OCOP, các hoạt động trò chơi dân gian…Ấn tượng nhất chính là giải bóng đá của các cô gái Sán Chỉ xã Húc Động, nơi duy nhất có thể thấy các nữ cầu thủ mặc váy truyền thống trên sân cỏPhong trào bóng đá “có một không hai” này được phụ nữ Sán Chỉ duy trì từ lâu và tổ chức sôi động nhất trong ngày hội Soóng cọ. Những đội cầu thủ từ các thôn của Húc Động thi đấu vòng tròn tính điểm để tiến đến trận chung kếtÁo xanh truyền thống, váy đen dài, tóc vấn khăn, nụ cười tươi rói… các cô gái Sán Chỉ như múa trên sân bóng. Vậy nhưng các trận đấu vẫn không thiếu sự gay cấn với những pha ghi bàn khéo léo trong tiếng hò reo, cổ vũ của khán giảTiếng cười, không khí thi đấu rộn ràng tạo nên vẻ đẹp văn hóa đặc trưng riêng có của người Sán Chỉ tại miền sơn cước Bình LiêuĐại hội thể dục thể thao xã Húc Động cũng diễn ra trong dịp này, thu hút sự tham gia của hơn 200 vận động viên ở các nội dung bóng đá nam – nữ, điền kinh, đánh quay, đẩy gậy, tung còn, kéo co và nhảy xa. Các biện pháp phòng dịch được tăng cường để đảm bảo an toànNgày hội văn hóa của người Sán Chỉ và những nét đẹp văn hóa, thể thao truyền thống của các dân tộc bản địa Bình Liêu đã và đang trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút du khách tới khám phá vùng đất nơi biên thùy Đông Bắc
Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...