Nghề làm kẹo dừa đường muỗng một thời hưng thịnh, nay đã bị mai một. Dẫu nghề không mang lại thu nhập như xưa, nhưng suốt mấy chục năm qua, bà Trịnh Thị Sanh, ở thôn An Thạch, xã Phổ An (TX.Đức Phổ), vẫn gắn bó và giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng thơm ngon.
Đường muỗng là loại đường được nấu từ nước ép cây mía và cho kết tủa trong các muỗng bằng đất nung. Bà Trịnh Thị Sanh cho biết: Lúc nhỏ, hằng ngày tôi đều nhìn bố mẹ làm kẹo dừa đường muỗng, đến năm hơn 10 tuổi thì đã biết cách làm kẹo, sau đó mang kẹo ra chợ bán.
Trước đây, ở chợ Phổ An có 7 – 8 người bán kẹo dừa đường muỗng. Ai cũng làm từ 3 – 4 mâm kẹo vậy mà bán chừng nửa buổi sáng là hết. Kẹo dừa đường muỗng được làm từ đường muỗng, dừa và chút ít gừng, đậu phụng. Đường muỗng có vị ngọt đậm, thơm ngon, khi kết hợp với dừa sẽ có thêm vị béo, rất thơm ngon. “Chục năm trước, mỗi ngày tôi bán hơn 4 mâm kẹo, khoảng chừng hơn 20kg. Buổi sáng ra chợ bán kẹo, buổi chiều ở nhà làm kẹo, cứ thế mà thấm thoát đã gần 40 năm”, bà Sanh chia sẻ.
Để làm một mâm kẹo đường muỗng mất khoảng 4 tiếng đồng hồ. Làm kẹo dừa đường muỗng rất đơn giản, cơm dừa rửa sạch, cắt mỏng, sau đó rim với đường muỗng. Rim đến khi đường và dừa gần sánh lại thì cho ít gừng và đậu phụng vào. Không cầu kỳ, nhưng kẹo dừa đường muỗng rất thơm ngon, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Ngày xưa, trong giỏ đi chợ của các bà, các mẹ lúc nào cũng có vài túi kẹo dừa đường muỗng để làm quà cho bọn trẻ.
Khoảng 10 năm nay, ở xã Phổ An chỉ còn mỗi bà Sanh làm kẹo dừa đường muỗng. Hằng ngày, bà Sanh đều bưng mâm kẹo chừng 3 – 4kg ra chợ bán. Mỗi túi kẹo to hơn bàn tay người lớn có giá 10 nghìn đồng. Thu nhập từ nghề làm kẹo dừa đường muỗng rất thấp, vì thế để có tiền trang trải cuộc sống, bà Sanh làm thêm bánh ít lá gai, bánh chưng để bán cùng. Bà Sanh trải lòng: “Cũng vì lưu luyến hương vị truyền thống, nên tôi gắn bó chứ thu nhập từ nghề làm kẹo chẳng đáng là bao. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận những đơn đặt hàng từ những khách hàng phương xa. Dù nơi phố thị chẳng thiếu bánh kẹo, nhưng họ vẫn đặt mua những túi kẹo dừa đường muỗng để ăn, để nhớ về hương vị, ký ức của tuổi thơ, điều này khiến tôi cảm thấy vui và có thêm động lực gắn bó với nghề”.
Trà Câu nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi. Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cho biết Trà Câu trong tiếng Chăm cổ có nghĩa là “dòng nước nhỏ”. Thật vậy, Trà Câu là con sông nhỏ nhất trong 4 con sông chính của tỉnh Quảng Ngãi, có chiều dài dưới 40 km, diện...
Chợ Bến Thành, trụ sở UBND Q.1, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Cục Hải quan TP.HCM, mộ ông Binh bộ kiểm duyệt Ty vừa được xếp hạng di tích cấp thành phố. Ngày 20.11, UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với di tích kiến trúc nghệ thuật...
Tỉnh Vĩnh Long là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa, trải qua gần 300 năm đã hình thành một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng có vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh nhà. Đến...
Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa...
Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...