Pháp lam – nghề thủ công đặc sắc của cung đình nhà Nguyễn

Trần Hùng 690 lượt xem 27 Tháng Tư, 2021

Chế tác đồ pháp lam là một nghề thủ công đặc trưng gắn với Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế do nghề này gắn với địa danh Huế và trong lịch sử Việt Nam chỉ thời Nguyễn mới có.

Phap lam 01

Pháp lam Huế là tên gọi của những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí nhiều màu, được sản xuất dưới thời nhà Nguyễn. Ảnh: Hiện vật pháp lam ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. (Hình ảnh được thực hiện với sự đồng ý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).Phap lam 02

Theo các nguồn sử liệu, kỹ nghệ pháp lam xuất xứ từ vùng Limoges ở Pháp và vùng Battersea ở Anh, du nhập vào Trung Hoa theo chân các tu sĩ dòng Tên vào cuối thế kỷ 17. Ảnh: Lư xông trầm pháp lam.

Phap lam 03

Kỹ nghệ này du nhập vào Việt Nam từ thời vua Minh Mạng, năm 1827. Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc vẽ vời, trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa. Ảnh: Quả bồng pháp lam.

Phap lam 04

Về tên gọi pháp lam, một số nhà nghiên cứu cho rằng tên này có nguồn gốc từ “pháp lang sa”, nghĩa là nước Pháp (Française). Do kiêng húy Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) nên nhà Nguyễn cho gọi chệch là “pháp lam”. Ảnh: Bình hoa pháp lam.

Phap lam 05

Vua Minh Mạng đã cho đặt Tượng cục pháp lam chuyên sản xuất đồ pháp lam với số lượng lớn để trang trí nội thất, ngoại thất các công trình kiến trúc ở Huế hoặc làm đồ tế tự. Ảnh: Cơi thờ pháp lam.

Phap lam 06

Pháp lam ở Huế thuộc loại Họa pháp lam, là kỹ thuật dùng một lớp men lót tráng lên cốt kim loại và dùng men nhiều màu để vẽ các họa tiết trang trí rồi nung thành sản phẩm. Ảnh: Cơi đựng trầu pháp lam.

Phap lam 07

Có thể nói, chế tác đồ pháp lam là một nghề thủ công đặc trưng gắn với Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế do nghề này gắn với địa danh Huế và trong lịch sử Việt Nam chỉ thời Nguyễn mới có. Ảnh: Chén đựng nước thờ pháp lam.

Phap lam 08

Nghệ thuật pháp lam ở Huế đã phát triển dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức rồi sau đó thất truyền do các biến động của thời cuộc. Ảnh: Cơi rượu pháp lam.

Phap lam 09

Hiện ở Huế có nhiều nhóm nghiên cứu phục chế Pháp lam, tuy cách thức, công nghệ và đạt những mức độ thành công khác nhau song bước đầu đã đáp ứng công tác trùng tu di tích. Ảnh: Cơi nước pháp lam.

Phap lam 10

Quan trọng hơn, điều này có thể coi là sự phục hồi được một nghề chuyên sản xuất vật phẩm cho vua chúa mà một thời gian đã được xem là thất truyền. Ảnh: Hộp đựng thuốc pháp lam.

Phap lam 11

Để cảm nhận vẻ đẹp của đồ pháp lam Huế, du khách có thể ghé thăm Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nơi lưu giữ bộ sưu tập được xem là phong phú và giá trị nhất của nghệ thuật chế tác pháp lam triều Nguyễn. Ảnh: Đĩa pháp lam ngũ sắc trang trí Long vân, dùng đựng lễ phẩm tế tự cung đình thời Tự Đức.

Phap lam 12

Tìm pháp lam ngũ sắc, trang trí hoa lá, dùng đựng lễ phẩm trong nghi thức tế tự cung đình thời Tự Đức.

Phap lam 13

Tìm và đĩa lót pháp lam xanh trắng, trang trí vân thủy ba, móc câu, dùng đựng lễ phẩm trong nghi thức tế tự cung đình thời Minh Mạng.

Phap lam 14

Cổng đồng ở hai đầu cầu Trung Đạo trong Hoàng thành Huế được trang trí bằng các ô pháp lam.

Phap lam 15

Ô pháp lam trên cổng đồng của cầu Trung Đạo.

Phap lam 16 Phap lam 17

Cận cảnh một ô pháp lam hình hoa lá.

Phap lam 18

Đầu trụ búp sen làm bằng pháp lam ở cổng đồng cầu Trung Đạo.

Phap lam 19

Dải cổ diêm trên mái điện Thái Hòa ở Hoàng thành Huế được trang trí bằng các ô pháp lam.

Phap lam 20

Cận cảnh ô pháp lam trên dải cổ diêm của điện Thái Hòa.

Theo  kienthuc

Bài viết cùng chủ đề:

    anh 8 1715933318080

    Động Chin Chu Chải – kỳ quan hang động ở Lai Châu

    Vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ của động Chin Chu Chải hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thiên nhiên, mê khám phá trên hành trình du lịch Lai Châu. Nằm trên dãy Pu Sam Cáp hùng vĩ với độ cao 1.030m so với mực nước biển, nhưng bản Chin...
    10 1

    Làng Tà Lài đẹp như phim của Ká Tuyền mang giấc mơ bảo tồn giá trị văn hóa bản địa ở Đồng Nai

    Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài – Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng. Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần...
    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...

Được quan tâm