Gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu tại Mỹ: Làm gì để chuyện tương tự không tiếp diễn?

Trần Hùng 126 lượt xem 22 Tháng Tư, 2021

Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, chỉ có doanh nghiệp mới có thể bảo vệ tài sản của mình. Chính phủ, các Bộ, ban ngành không thể làm thay được vì sẽ vi phạm quy định của Tổ chức thương mại thế giới. Đó là câu trả lời của ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) – với PLVN xoay quanh câu chuyện gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu tại Mỹ.

cua 1 megz
Gạo ST25 của Việt Nam đã bị đăng ký thương hiệu tại Mỹ.

* Thưa ông, câu chuyện các thương hiệu Việt Nam bị đăng ký sở hữu bởi một doanh nghiệp ở các quốc gia khác không mới bởi café Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, Bitis cũng đã từng để mất thương hiệu của mình ở thị trường Mỹ. Thế nhưng tại sao tình trạng này vẫn cứ tiếp tục diễn ra, với câu chuyện mới đây nhất là đối với gạo ST25?

– Thật ra Bộ Công Thương với vai trò của mình vẫn liên tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu cho các doanh nghiệp. Các thông tin này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các hội thảo, trong các cuộc xúc tiến thương mại. Thương hiệu, xét cho cùng là tài sản của doanh nghiệp (DN), của chủ sở hữu, chúng tôi cũng chỉ có thể làm hết trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho DN trong vấn đề này, không thể làm thay DN.

unnamed 1 kppv
Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Vũ Bá Phú.

* Chuyện gì sẽ xảy ra nếu gạo ST25 được cấp sở hữu trí tuệ cho một DN Mỹ, thưa ông?

– Qua kiểm tra ban đầu của Hệ thống đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ cho thấy, hiện có 5 hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở trạng thái “đang kiểm tra” của 4 DN. Do đó, thương hiệu gạo ST25 chưa bị mất tại thị trường Mỹ, nhưng nếu thời gian tới DN không làm gì, không có động thái kịp thời để bảo vệ, bảo hộ thương hiệu thì có thể bị mất.

Trường hợp thương hiệu gạo ST25 bị DN Mỹ đăng ký bản quyền trước thì khi Việt Nam xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ sẽ không được mang nhãn hiệu ST25 nữa hoặc phải trả phí cho đơn vị đã được cấp quyền sở hữu thương hiệu này để được nhập khẩu vào Mỹ, nếu không sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ (SHTT). Nếu họ đã đăng ký thành công thì DN Việt Nam phải thuê luật sư để đòi lại.

Để giữ được thương hiệu, DN phải cung cấp bằng chứng, chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của gạo ST25 trong quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường, mang sản phẩm đi tham dự. Bên cạnh đó, cần phải có nguồn lực thông thạo luật pháp ở bên Mỹ hoặc thuê luật sư đăng ký SHTT cho thương hiệu này. Điều quan trọng DN phải ý thức được  ý nghĩa vai trò của thương hiệu trong sản xuất kinh doanh đầu tư, bởi hiện nay, nhiều người vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc sở hữu thương hiệu.

* Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra câu chuyện tương tự như thế này? Liệu có thể có cách nào đó từ các cấp cao hơn trong việc bảo hộ những thương hiệu của Việt Nam, thưa ông?

– Như tôi đã nói, thương hiệu là tài sản của DN, DN phải có trách nhiệm giữ gìn. Cơ quan nhà nước chỉ có thể cung cấp thông tin, hướng dẫn chứ không can thiệp được trong các trường hợp này.

Chính phủ, các Bộ, ban ngành chỉ có thể tuyên truyền nâng cao nhận thức cho DN, giới thiệu các chuyên gia có năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho DN đăng ký sở hữu thương hiệu ở các thị trường trọng điểm trên thế giới bởi vì Chính phủ mà làm thay DN thì sẽ vi phạm quy định WTO về phòng chống trợ cấp. Hơn nữa, Chính phủ cũng không có đủ tiềm lực để làm việc này vì chúng ta có quá nhiều thương hiệu.

Mỗi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở Mỹ mất khoảng 10.000 USD. Do đó, có thể cũng có nhiều trường hợp DN muốn làm nhưng lực bất tòng tâm. Đây sẽ là bài học hữu ích cho các DN sau này.

Việc các nhãn hiệu nổi tiếng bị đăng ký kiểu này cũng là tất yếu của kinh tế thị trường. Nó nhắc nhở các DN, nếu không thể một mình tiến hành đăng ký SHTT được thì liên kết với các nhà khác. Như trong trường hợp với ST25, ông Hồ Quang Cua là nhà khoa học, con trai ông Cua làm nhà phân phối hạt giống gạo ST25 thì ông Cua cần phối hợp với DN thương mại hoặc DN khoa học công nghệ có tiềm lực kinh tế để họ bỏ tiền ra đăng ký SHTT ở các thị trường trọng điểm và cả thị trường trong nước và cùng chia nhau lợi nhuận sau này. Chỉ có cách này mới có thể bảo hộ được thương hiệu của mình.

* Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Theo baophapluat

Bài viết cùng chủ đề:

    2 9

    Xanh hóa khu công nghiệp

    Chuyển đổi xanh không còn là câu chuyện lý thuyết, nó là “những việc cần làm ngay” của mỗi doanh nghiệp. Xanh hóa là khoảng cách ngắn nhất để doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Đó là khẳng định của ông Trần Thiên Long – Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Bất...
    1 9

    Drone bay cao, nông nghiệp đổi mới

    Ứng dụng drone trong nông nghiệp không chỉ nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí mà còn giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân và môi trường, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và hiện đại hơn. Ứng dụng drone trong nông nghiệp không chỉ nâng...
    1 7

    Thách thức trong đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững của doanh nghiệp

    Sự kiên định của doanh nghiệp, đồng hành của các đối tác, khách hàng, sẽ giúp doanh nghiệp vượt thách thức trong đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. Đây là một trong số các điểm chung từ kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam,...
    3 1

    THACO đẩy mạnh chuyển đổi số, chú trọng phát triển nhân sự

    Nhận định đổi mới công nghệ và chuyển đổi số là “chìa khóa” để cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, THACO đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và xác định đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Năm 2024 là năm thứ 2 THACO...
    2 2

    Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt

    Cần công bố biểu đồ phụ tải điện quốc gia lên cổng thông tin điện tử để các bên tham gia vào giao dịch, mua bán, nắm rõ được thông tin và chính sách phù hợp với biểu đồ phụ tải. Đây là chia sẻ của TS Cao Anh Tuấn – Chuyên gia độc lập...

Được quan tâm