Lóa mắt trước bộ sưu tập cổ vật bằng bạc cực tinh xảo của vua nhà Nguyễn

Trần Hùng 395 lượt xem 21 Tháng Tư, 2021

Theo quan niệm của người xưa, bạc không chỉ là một nguyên liệu quý để chế tác các vật dụng sang trọng mà còn có tác dụng trừ tà khí, phòng ngừa bệnh tật. Cùng ngắm loạt cổ vật bằng bạc hết sức tinh xảo từng được sử dụng trong cung đình nhà Nguyễn.Co vat bac B 02

Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế:

Co vat bac A 01
Trấn phong có chữ Phúc Lộc Thọ Toàn lằm bằng bạc. Cổ vật bằng bạc này được sử dụng trong hoàng cung nhà Nguyễn đầu thế kỷ 20.
Co vat bac A 02
Hình tượng nghê được chạm khắc tinh xảo ở giá đỡ chiếc trấn phong. Trấn phong là vật dụng có chức năng tương tự bình phong nhưng kích cỡ nhỏ hơn, dùng để che chắn đồ nội thất.
Co vat bac A 03
Bộ ấm chén bằng bạc gồm ấm, 8 chiếc chén và khay đựng của cung đình nhà Nguyễn.
Co vat bac A 04
Cận cảnh họa tiết trang trí trên chiếc ấm với hình tiều phu gánh củi trong rừng.
Co vat bac A 05
Bộ đồ uống rượu bằng bạc gồm bình rượu, chén uống rượu và khay.
Co vat bac A 06
Hình tượng chim phượng chạm khắc trên khay rượu.
Co vat bac A 07
Bộ đồ ăn trầu bằng bạc của vua nhà Nguyễn với khay, cơi trầu, ngoáy trầu.
Co vat bac A 08
Chi tiết chạm khắc hình rồng chầu nguyệt trên khay trầu.
Co vat bac A 09
Hộp đựng thuốc bằng bạc chạm hình rồng trên nắp.
Co vat bac A 10
Hình ảnh chim và hoa được chạm trên thành hộp.
Co vat bac A 11
Cù lao nấu nước bằng bạc đời vua Thành Thái (1889-1907).
Co vat bac A 12
Bình vôi bằng bạc được vua nhà Nguyễn sử dụng khi ăn trầu.

Hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội):

Co vat bac B 01
Chiếc đỉnh bằng bạc niên hiệu Khải Định năm thứ nhất (1916), đồ thờ trong hoàng cung nhà Nguyễn.
Co vat bac B 02
Nắp chiếc đỉnh khắc hình rồng chầu nguyệt, núm cầm hình con nghê tạo tác rất sống động.
Co vat bac B 03
Hai bên cổ vật bằng bạc tuyệt đẹp này có quai hình rồng – biểu tượng cho quyền lực của vua.
Co vat bac B 04
Chiếc vạc có ba chân, tạo hình hổ phù.
Co vat bac B 05
Một chiếc bình trong cặp bình bằng bạc, đồ thờ trong hoàng cung nhà Nguyễn thế kỷ 19.
Co vat bac B 06
Hình tượng rồng trên cổ chiếc bình.
Co vat bac B 08
Các họa tiết ở chân chiếc bình bạc.
Co vat bac B 09
Một đài thờ trong cặp đài thờ bằng bạc dùng để thờ tự trong hoàng cung nhà Nguyễn thế kỷ 19.
Co vat bac B 10
Các họa tiết trên nắp đài thờ.
Co vat bac B 11
Thân đài thờ chia thành nhiều ô, trong mỗi ô khắc hình chim phượng, tượng trưng cho nữ giới trong hoàng tộc.
Co vat bac B 12
Chân đài thờ cũng khắc hình chim phượng. Có lẽ hiện vật này từng thuộc về nơi thờ tự một bà hoàng của triều Nguyễn.
Co vat bac B 13
Bộ ấm chén bằng bạc, đồ dùng trong cung đình nhà Nguyễn, thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Co vat bac B 14
Cận cảnh chiếc ấm. Một mặt ấm khắc hình rùa ngậm cành hoa sen.
Co vat bac B 15
6 chiếc chén trong bộ ấm chén bằng bạc được chạm khắc rất cầu kỳ.
Co vat bac B 16
Mỗi chiếc chén khắc hình một loại cây khác nhau. Tất cả đặt trên khay có 4 chân đỡ.

Theo Kiến Thức

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm