Khám phá Phước Tích: Ngôi làng có tuổi đời hơn 500 năm của cố đô Huế

Trần Hùng 159 lượt xem 20 Tháng Tư, 2021

Mang những dấu ấn đậm nét của làng quê miền Trung, làng cổ Phước Tích đang dần trở thành điểm đến tham quan thú vị của rất nhiều du khách khi tới du lịch tại Huế.

phuoc tich e1618914269718

Làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Theo một số tài liệu lịch sử, ngôi làng này được hình thành từ thế kỷ 15. Cái tên Phước Tích mang ý nghĩa mong muốn người dân trong làng sẽ tích được nhiều phúc đức để lại cho đời sau.

Điều khiến làng Phước Tích trở nên đặc biệt đó chính là hệ thống những nhà cổ, nhà vườn truyền thống từ thời xưa. Hiện nay, trong làng có khoảng 117 hộ dân, với gần 30 nhà cổ (gồm 10 nhà thờ, còn lại phần đa là những ngôi nhà rường đặc trưng của Huế). Trong đó có tới 12 ngôi nhà rường được xếp hạng có giá trị đặc biệt.

Điều thú vị là các căn nhà đều có một khu vườn rộng, cách nhau bởi những hàng chè tàu được cắt tỉa thẳng tắp.

Bên cạnh những ngôi nhà rường độc đáo, những công trình thờ tự cổ kính uy nghiêm, làng cổ Phước Tích có nghề truyền thống làm gốm vô cùng đặc sắc. Những sản phẩm được tạo ra từ làng gốm Phước Tích thời xa xưa đã trở thành những sản phẩm quý chuyên để dâng lên cho vua chúa triều Nguyễn.

Đúng như ý nghĩa tên gọi của ngôi làng, các thế hệ người dân ở đây đều tiếp nối truyền thống của cha ông để lại. Từ đời này sang đời khác họ vẫn hăng sang lao động, miệt mài sáng tạo để làm nên những giá trị to lớn cho làng quê. Những kiến trúc cổ độc đáo, những nét văn hóa dòng họ, làng xóm, làng nghề đã tạo nên một nét đẹp văn hóa làng quê đậm nét của miền Trung.

Theo Vietnamplus

 

Bài viết cùng chủ đề:

    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...
    20

    Du ký Việt Nam: Huế và vùng ngoại ô

    Chúng tôi lênh đênh trên biển nội địa này trong khoảng 4 giờ và rời đồn Thuận An [Trấn Hải đài] nằm ở bên phải, án ngữ con lạch nối biển với hệ đầm phá nhưng hiếm khi lưu thông được. Sáng nay gió thổi rất mát; sóng biển cuồn cuộn. Ba quả cầu treo...
    1

    Du ký Việt Nam: Trên đèo Hải Vân

    Đêm rất lạnh. Đèo chỉ cao 420 m. Nhưng gió thổi dữ dội khiến ta cảm thấy nhiệt độ như ở dãy Alpes, lạnh buốt, đặc biệt là khi một đám mây dày đặc bất chợt bay qua và đổ xuống núi một trận mưa như trút nước. Nhiệt kế tụt xuống 8 độ C....

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...

Được quan tâm