Về Hà Tĩnh xem nghề… “đếm lá, thu tiền”

Trần Hùng 150 lượt xem 18 Tháng Tư, 2021

Xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ xưa đã nổi tiếng với đặc sản trầu không “tiến vua”. Nhờ trồng loại cây này mà hàng trăm gia đình có nguồn thu nhập ổn định.

img 7952 1618668049177

Theo người dân nơi đây cho biết, nghề trồng cây trầu đã có từ rất lâu, hàng trăm năm trước. Song, có khoảng thời gian nghề trồng cây trầu không còn được người dân mặn mà nữa.

“Thời ông bà, bố mẹ hầu như gia đình nào trong xã cũng trồng cây trầu này để vừa ăn, vừa bán. Nhưng sau đó một thời gian thì giảm dần, nhiều hộ chuyển sang trồng các loại cây khác”, ông Nguyễn Phúc Hiền (xã Đỉnh Bàn) cho biết.

Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nghề trồng trầu bắt đầu được khôi phục lại và nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ loài cây này.

Với hơn 120 gốc trầu, bà Nguyễn Thị Nga (65 tuổi, thôn Văn Sơn) đã có một nguồn thu ổn định mỗi ngày.

img 7954 1618668049031
Những vườn trầu xanh mướt cho thu hoạch quanh năm.

“Vườn trầu của gia đình tôi trồng được gần 3 năm rồi. Cây trầu trồng khoảng 1 năm là bắt đầu cho thu hoạch. Cây càng nhiều năm thì cho thu hoạch càng nhiều. Cứ buổi chiều tôi đi hái đến gần tối sẽ có thương lái đến tận nhà thu mua. Cây trầu có thể cho thu hoạch quanh năm”, bà Nga cho biết.

Trầu thường được bán thành từng xấp 50 lá, với giá 5.000 đồng/xấp vào những ngày bình thường, còn dịp Tết, ngày lễ giá trầu có thể tăng lên gấp 3, gấp 4 lần.

“Vườn trầu của gia đình hầu như ngày nào cũng có bán. Ngày ít thì được khoảng 50 nghìn đồng, ngày nhiều thì hơn 100 nghìn đồng. Trung bình mỗi tháng, vườn trầu của tôi cho thu nhập từ 2 triệu đồng đến gần 3 triệu đồng”, bà Nga cho biết.

Theo những người dân nơi đây, trồng và chăm sóc cây trầu dễ mà khó. Dễ bởi cây trầu sống khỏe, cho lá quanh năm, ít sâu bệnh. Nhưng muốn có được những lá trầu vừa to đẹp, thơm ngon thì không phải ai cũng rành kỹ thuật chăm sóc.

img 7956 1618668049183

Chị Trần Thị Hương (55 tuổi, xã Đỉnh Bàn) cho biết, để có sản phẩm đảm bảo chất lượng, người trồng phải thường xuyên tỉa bỏ những lá nhỏ, lá hỏng, mỗi cành chỉ để từ 3-5 lá.

Cũng theo chị Hương, công việc trồng trầu rất nhiều công đoạn. Những vùng đất trồng trầu không được ngập nước, nhưng cũng không thể thiếu nước. Bước đầu tiên, phải cuốc đất lên rồi xới cho nhuyễn, lên luống và rải phân, sau đó đóng cọc để làm chỗ dựa cho cây trầu leo lên. Cọc trầu cao khoảng 3-4 m, bằng cây tre hoặc cây tràm.

img 7955 1618668049137

Mùa hè phải tưới nước hàng ngày; mùa đông thì căn lượng nước vừa phải để không làm úng gốc trầu. “So với những loại cây trồng khác thì cây trầu vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chi phí đầu tư ít nhưng thu nhập ổn định quanh năm”, chị Hương cho biết.

Với gần 200 gốc trầu, mỗi năm gia đình chị Hương có nguồn thu hơn 50 triệu đồng. “Thực sự cây trầu đã giúp cho rất nhiều gia đình nơi đây có cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn”, chị Hương nói và cho biết sắp tới sẽ mở rộng quy mô trồng thêm khoảng 100 gốc trầu.

img 7953 1618668049164

Trầu không ở xã Đỉnh Bàn nổi tiếng thơm ngon với lá trầu dày, vị cay nồng đặc trưng, từng được ví là trầu “tiến vua” nên được thương lái gần xa ưa chuộng và luôn tìm đến tận vườn thu mua.

Ông Phạm Công Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn cho biết, hiện trên địa bàn đang có hơn 200 hộ dân làm nghề trồng trầu, trong đó chủ yếu tập trung ở thôn Văn Sơn.

img 7889 1618668968257 scaled
Trầu thường được bán thành từng xấp 50 lá, với giá 5000 đồng/xấp.

“Nghề trồng trầu nơi đây có từ hàng trăm năm trước. Đây cũng là loại cây mang lại cho người dân nơi đây một nguồn thu nhập ổn định, cũng như giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nông thôn”, ông Tùng cho biết.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn, với truyền thống lâu năm, chất lượng trầu thơm ngon nức tiếng, làng trồng trầu không thôn Văn Sơn đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận là nghề truyền thống Việt Nam.

Theo Dantri

Bài viết cùng chủ đề:

    15

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024: Bệ đỡ cho các dự án thiết thực trong cuộc sống

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024, có chủ đề “Khởi nghiệp xanh – xu hướng phát triển bền vững”, được tổ chức từ ngày 08 – 09/11/2024. Đây là chuỗi sự kiện với nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, ấn tượng như: diễn đàn khởi nghiệp (Cama-FORUM), cuộc thi khởi nghiệp...
    13 1

    Nhựa Tiền Phong tặng xe đạp cho học sinh nghèo Hải Phòng

    Nhựa Tiền Phong vừa kết hợp cùng Hội Bảo trợ trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Tiên Lãng và trường THCS Khởi Nghĩa. Trước đó, từ đầu năm 2024, Nhựa Tiền Phong cũng đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ người tàn tật và...
    10 2

    Oppo ra mắt tai nghe không dây chống ồn Enco Air4 tại Việt Nam

    Oppo vừa chính thức giới thiệu tại Việt Nam mẫu tai nghe không dây chống ồn thế hệ mới Enco Air4, hứa hẹn mang đến trải nghiệm âm thanh sống động cho người dùng. Oppo Enco Air4 được trang bị nhiều tính năng vượt trội, bao gồm khả năng chống ồn tốt hơn, chất âm ấn...
    5 2

    Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư bán dẫn

    Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với sự tham gia của nhiều đối tác và doanh nghiệp công nghệ cao. Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn. Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo...
    2 7

    Nhựa Tiền Phong tài trợ chính cho Tuần lễ nước Việt Nam 2024

    Với chủ đề “Phát triển ngành nước Việt Nam: An ninh, An toàn, Hiệu quả và Hội nhập”, Tuần lễ nước Việt Nam đã trở thành sự kiện tâm điểm năm 2024 của ngành nước. Chương trình do Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức và được bảo trợ của Bộ...

Được quan tâm