Lễ hội Then Kin Pang nét văn hóa đặc sắc của người Thái ở Lai Châu

Trần Hùng 279 lượt xem 14 Tháng Tư, 2021

Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái trắng khu vực huyện Phong Thổ, Lai Châu. Hàng năm, cứ vào ngày 20 – 21.4 (tức ngày 9 – 10.3 âm lịch) Lễ hội Then Kin Pang tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ được đồng bào tổ chức với nhiều hoạt động độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và du khách gần xa.

72469CÚNG THEN KIN PANG
Cúng Then, một nghi lễ quan trọng tại lễ hội Then Kin Pang. Ảnh: D.S

Lễ hội Then Kin Pang huyện Phong Thổ năm 2021 được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo của lễ hội truyền thống Then Kin Pang; duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc Thái. Đồng thời, khơi dậy tiềm năng, những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái; là sân chơi bổ ích, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ quần chúng có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trắng nói riêng và đồng bào dân tộc Thái nói chung.

Truyền thuyết của người Thái kể lại rằng, sau Pô Phà (Vua Trời) là Then có lòng bao dung độ lượng, yêu thiên nhiên cỏ cây, con người. Vì vậy, Vua Trời đã phái các thần Then xuống hạ giới đầu thai thành người phàm trần để cứu nhân độ thế. Ai đau ốm thì được Then cho thuốc. Người nào gặp rủi ro, vận hạn, Then sẽ cầu phúc cho tai qua nạn khỏi. Then cũng là người đại diện để cầu nguyện các vị thần linh trên trời tạo phúc cho dân, ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản Mường yên vui no ấm. Đây cũng là ngày các Lụ liệng – Lụ hương (tức là những người con nuôi được Then cầu hồn, chữa bệnh) dâng lễ tạ ơn Then.

Lễ hội Kin Pang Then gồm có hai phần chính, phần lễ sẽ tổ chức dâng hương tại nhà Then và khai mạc Lễ hội. Phần hội có rất nhiều các hoạt động phong phú, đa dạng và sôi nổi như thi văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc Thái, thi không gian văn hóa dân tộc Thái; thi ẩm thực; thi đấu các môn thể thao, trò chơi dân gian (đẩy gậy, kéo co, tung còn, én cáy, tó má lẹ, bịt mắt bắt vịt, đi cầu kiều, té nước..). Đến với Then Kin Pang ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của riêng mình cũng như cầu nguyện một năm may mắn, cuộc sống an lành, hạnh phúc, Then Kin Pang còn là nơi gặp gỡ bạn bè, nơi xe duyên cho những đôi bạn trẻ thông qua các bài hát, điệu múa.

Độc đáo ấn tượng qua từng cách làm và hội tụ đầy đủ bản sắc văn hóa của tộc người Thái trắng từ xa xưa truyền lại là những yếu tố làm say lòng không chỉ đồng bào các dân tộc trong vùng mà cả du khách thập phương khi về dự hội. Đồng thời, chính những nét độc đáo này đã thiết thực góp phần xây dựng phát triển văn hóa tộc người Thái nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung.

Du khách gần xa đến với lễ hội Then Kin Pang không chỉ ấn tượng với vòng xòe xoay nghiêng trời đất, những ché rượu thơm nồng hay các cô gái Thái đang độ xuân thì đẹp đến mê hồn với nụ cười tươi rói và bộ váy áo cóm ôm sát vòng eo trời phú mà còn được thưởng thức những dư vị khó quyên của ẩm thực độc đáo của người Thái nơi đây như xôi màu, rêu đá, cá bống vùi tro, pa pỉnh tộp, pa pỉnh lạp…

Lễ hội Then Kin Pang không chỉ mang tính cộng đồng cao mà còn góp phần tích cực vào việc vun đắp khối đoàn kết dân tộc, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo bầu không khí vui tươi, lành mạnh, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.  Đây còn là dịp quảng bá hình ảnh đẹp về văn hóa, con người nơi đây đến với du khách thập phương, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái, xây dựng tình đoàn kết gắn bó giữa các bản làng.

Theo baovanhoa

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm