Đền Xã Tắc – một di tích quốc gia mới

Hồng Đào 133 lượt xem 11 Tháng Tư, 2021

le cong bo 1

UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức thành công buổi Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đền Xã Tắc vào sáng 11/04/2021. Ngôi đền nằm ngay cạnh con sông Ka Long (ranh giới biên giới Việt – Trung), là di tích có lịch sử văn hóa lâu đời, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của cư dân Móng Cái và các vùng lân cận.

Đền Xã Tắc trở thành di tích cấp tỉnh vào năm 2005. Tuy nhiên, để kích du lịch sau khi Quảng Ninh kiểm soát được dịch Covid-19 và chuẩn bị cho mùa du lịch hè 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với nơi này vào tháng 11/2020.

Ngôi đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 dưới thời nhà Trần để thờ thần Xã Tắc – Bản cảnh thành hoàng của châu Móng Cái xưa. Ngoài Xã Tắc Đại Vương, Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, Cao Sơn Đại Vương, Long thần thổ địa của bản thôn, đền Xã Tắc còn thờ cúng các vị tổ sư đã khai hoang, mở cõi vùng đất này.

den xa tac 1
Đền Xã Tắc.

Do một cơ bão lớn vào đầu thế kỷ 20, đền Xã Tắc hiện nay đã được xây dựng lại với vật liệu chủ yếu bằng gỗ lim, mái lợp ngói vảy rồng, mũi hài, tường gạch. Đền có hai tầng tám mái với những hoa văn chạm trổ tinh xảo và khuôn viên có diện tích thoáng mát khoảng 20.000 m2.

Đền Xã Tắc không chỉ là địa danh du lịch, đây còn là nơi khẳng định chủ quyền, văn hóa tín ngưỡng của con người Việt Nam giữa biên cương Tổ Quốc.

Theo A.Dương

Bài viết cùng chủ đề:

    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    4

    Thúc đẩy tiềm năng du lịch Quảng Trị

    Năm nay tại Quảng Trị đã diễn ra hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch – có ý nghĩa mở hướng đi mới, đặc sắc cho ngành “công nghiệp không khói”. “Lễ hội vì hòa bình” tổ chức vào tháng 7 là sáng kiến mang tính chiến lược của tỉnh Quảng...
    1 2

    Làng chuyên nghề đảo nước, lọc ruột tại Quảng Nam

    Làng hến Tân Phú (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) nằm bên dòng sông Trường Giang thơ mộng, bao đời nay gắn liền với nghề khai thác và tách ruột hến, tạo việc làm cho hàng trăm người dân. Thôn Tân Phú có hơn 330 hộ dân nhưng có trên 150 gia...

Được quan tâm