Quy hoạch mới, bài toán cũ

Trần Lâm 134 lượt xem 6 Tháng Tư, 2021
ho guom 1
Ảnh: Hải quan online

Có thể nói, việc giãn, giảm dân số khu vực nội đô lịch sử là rất cần thiết, cấp bách. Bởi đây là khu vực có mật độ dân số quá đông đúc khiến quá tải về hạ tầng giao thông, sinh hoạt trầm trọng. Đặc biệt, đây là khu vực phần lớn dân cư sống trong các căn hộ chật hẹp, thậm chí nhiều gia đình với vài chục người chung sống trong một ngôi nhà cổ cũ nát, sập sệ mà không thể cải tạo.

Việc giảm, giãn dân phố cổ không phải là vấn đề mới. Từ năm 1998, Hà Nội đã từng khởi động Dự án về việc giãn dân phố cổ, tuy nhiên, hơn hai thập niên trôi qua, Dự án gần như chưa mang lại kết quả gì đáng kể.

Nhìn thẳng thực tế, việc giãn, giảm dân khu phố cổ Hà Nội là bài toán cũ nhưng chưa có giải pháp mới thực sự đột phá. Những giải pháp được đưa ra trong quy hoạch lần này thực tế đã được đưa ra và thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Ví dụ việc chuyển trụ sở cơ quan bộ ngành, bệnh viện, trường học ra khỏi khu vực trung tâm chưa được thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Các giải pháp khác như bố trí nhà tái định cư nhưng chưa được nhiều người dân phố cổ đồng lòng. Kết quả là những năm qua, dân số khu vực nội đô liên tục gia tăng, ngày càng làm gánh nặng quá tải hạ tầng, đời sống thêm trầm trọng.

Người dân phố cổ sống trong cảnh chật chội, cũ nát mong muốn có sự đổi thay để cuộc sống bớt ngột ngạt và tiện nghi hơn. Chính quyền cũng muốn xây dựng khu vực nội đô lịch sử đậm nét văn hóa, xứng tầm một Thủ đô hiện đại. Những mong muốn đó từ hai phía lại chưa thể cộng hưởng để thực hiện trong thực tế. Hài hòa lợi ích chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề giãn, giảm dân này. Các cấp chính quyền cần tính toán toàn diện hơn lợi ích với người dân phải chuyển đi, các chính sách hỗ trợ cần thiết thực và tương xứng để người dân có thể yên tâm di khi về nơi ở mới.

Theo Hải quan online

Bài viết cùng chủ đề:

    20

    Những nghề độc lạ: Kinh ngạc với thế giới tre Taboo

    Qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (46 tuổi, trú tại thôn Thanh Tam, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam), những khúc tre tưởng chừng vô tri đã biến thành những con tôm, cua, cá, côn trùng… khổng lồ, sống động như thật. BẬC THẦY TẠO HÌNH TỪ THÂN TRE 10...
    13 2

    Đề xuất xếp hạng di tích cấp tỉnh biệt thự Đốc phủ sứ 100 năm tuổi

    Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai giao Bảo tàng Đồng Nai đưa biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm tuổi vào lộ trình xếp hạng di tích cấp tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Liên quan đến biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm ở TP.Biên Hòa, ngày 17.10 Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai...
    4

    Kiến trúc Hà Nội thời bao cấp: Cần đánh thức khối di sản đang “ngủ yên”

    Khối di sản kiến trúc thời bao cấp là một phần tạo dựng nên bản sắc Hà Nội và có nhiều tiềm năng để phát huy giá trị, đóng góp vào công cuộc đổi mới tiếp theo của đất nước cũng như phục vụ cho chiến lược phát triển Hà Nội trong tương lai, hướng...
    16 1

    Bình dị phiên chợ cá dưới chân sóng ở Bình Định

    Mặt trời vừa ló dạng, chợ cá ở làng chài xã Mỹ An (H.Phù Mỹ, Bình Định) trở nên rôm rả, nhộn nhịp. Tiếng tàu cá, thương lái, ngư dân và tiếng sóng biển hòa quyện vào nhau thành một nhịp điệu sôi động. Khoảng 4 giờ 30 hằng ngày, hàng chục thương lái tập trung...
    1 2

    Sài Gòn qua bản đồ

    Năm 1698, thủ phủ Gia Định đặt trên địa bàn có sẵn hai phố thị Sài Gòn và Bến Nghé. Từ năm 1623, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã cho lập hai đồn thu thuế tại Prai Kor (sau biến âm thành Sài Gòn) và tại Kas Krobey tức Bến Nghé. Người Việt tới làm...

Được quan tâm