Sự nhầm lẫn của một tiến sĩ

Trần Hùng 213 lượt xem 4 Tháng Tư, 2021
Câu chuyện bản quyền Hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thực hiện còn đang có nhiều tranh cãi chưa hồi kết, thì mới đây, báo chí trích lời tiến sĩ Lưu Trần Luân phân giải khúc mắc giữa hai gia đình rằng “Cần phải đặt nó vào bối cảnh lịch sử của thời kỳ viết bộ sách này chứ không thể “bê” hoàn cảnh ngày nay để xét.”

Lập luận của tiến sĩ Lưu Trần Luân rằng, tiến sĩ là người quen với Đại tướng nên ông hiểu văn phong Đại tướng, phủ nhận quyền tác giả, người đã chấp bút nên những mảng đồ sộ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bộ Hồi ký, là nhà văn Hữu Mai.

Tiến sĩ Lưu Trần Luân ngoài là tiến sĩ còn là thành viên hội đồng biên tập của một nhà xuất bản, là người đi theo lịch sử được một đoạn dài, là người góp phần đưa chữ nghĩa, tri thức và sự thật đến nhân dân. Đáng ra, ông nên có cách nhìn công tâm và trọn vẹn hơn là tự tin với mối quan hệ quen biết với Đại tướng, cho rằng mình đọc nhiều thư từ văn bản của đại tướng và rồi chốt hạ: văn phong đại tướng nhất quán, ai viết cũng vậy.

Ý của ngài tiến sĩ còn là, nhà văn Hữu Mai khi đó phải viết vì nhiệm vụ bắt buộc phải làm. Dẫu cho, không có văn bản nào giao nhiệm vụ cho nhà văn Hữu Mai viết hồi ký cho đại tướng. Chưa kể, có 3 trong 5 cuốn được nhà văn thực hiện khi đã ra quân.

hoi ky vo nguyen giap huu mai thuc hien 3152
Bộ hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm 6 cuốn sách do nhà văn Hữu Mai chấp bút và 1 cuốn sách khác của Đại tướng.

Kết luận như tiến sĩ vốn chủ quan và phiến diện. Bộ hồi ký được thực hiện bởi hai người, tiến sĩ dựa vào cảm tính và câu chuyện của mình đã vội phủi bỏ công sức của người chấp bút. Mặc cho, tên tuổi của nhà văn Hữu Mai từ đó đến nay lừng lẫy văn đàn.Luật bất thành văn, những tác phẩm hồi ký, từ trước đến nay người kể là người đứng tên tác giả. Người chấp bút được ghi tên trên sách là “người thực hiện”. Độc giả nhìn vào đó tự khắc hiểu, không ai nhầm lẫn với ai. Càng không được bỏ bất kỳ thành phần nào, bởi đó là đạo lý, là đánh giá đúng công sức lao động. Một bên có có thứ này, bên còn lại có thứ kia, cả hai trong tổng hoà vào một, không thể có sản phẩm được nếu thiếu một bên.

Con nhà đại tướng tự hào gia đình mình uy tín dòng họ, thì hậu thế nhà văn cũng có tự tôn chữ nghĩa truyền đời. Lẽ đâu, một cái ngoảnh mặt ngó lơ là xoá sạch công sức, tâm huyết, tự hào áng cả cuộc đời của cố nhà văn.

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu Gia Long mở ra triều đình nhà Nguyễn, lúc ấy Pháp phái sứ giả đến yêu cầu vua nhìn về lịch sử, nhắc chuyện xưa đã ký giao ước với Bá Đa Lộc. Vua lại đưa vấn đề về lịch sử trước đó nữa, rằng thời điểm ấy Pháp không hề thực hiện lời hứa nên từ chối thực hiện giao ước… Đó là một mớ lằng nhằng, mà nếu không dựa vào thực tại, mãi mãi sẽ còn khúc mắc. Nếu không dựa vào hiện thực thời cuộc mà minh định đúng sai, nếu cứ kéo lùi thời điểm chỉ chứng minh một điều gì đó cá biệt, thì những câu chuyện sẽ không bao giờ có hồi kết, chỉ có kéo lùi sự phát triển của xã hội, của loài người.

Bởi thế, các bộ luật ra đời là để điều chỉnh, phân định đúng sai những vấn đề trước đó nếu không có luật thì khó lòng phân xử. Rồi luật có sửa đổi, có bổ sung cho kịp thời, cấp tiến, cho phù hợp với quy chuẩn đạo đức, ứng xử của xã hội. Trong đó, có cả luật Sở hữu Trí tuệ.

Tiến sĩ Lưu Trần Luân khăng khăng đòi đưa thực tại về quá khứ mà xét. Dẫu rằng, trong quá khứ, khi còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi còn nhà văn Hữu Mai thì cả tình lẫn lý đều trọn vẹn: Hồi ký Võ Nguyên Giáp, nhà văn Hữu Mai thực hiện, nhuận bút chia đôi. Ngoài mối liên kết mật thiết trong tác giả, tác phẩm, Đại tướng và nhà văn còn là đôi bạn văn chương. Không đơn giản là người may mắn được đọc thư Đại tướng, như tiến sĩ.

Tiến sĩ là người chứng kiến lịch sử, biết rõ tầm quan trọng của bộ hồi ký với đất nước, với người đời sau. Nhưng có chăng, tiến sĩ đã nhầm lẫn điều gì khi phát biểu những lời ráo hoảnh này?!

Theo NgayNay

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    22 1

    Ngôi chùa cổ lưu giữ căn hầm kháng chiến thời chống Pháp

    Ngôi chùa cổ Bối Khê, ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai), có căn hầm từ thời kháng chiến chống Pháp, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hào hùng… Thế liên hoàn dưới lòng đất Những ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, rất đông du khách viếng thăm chùa Bối...
    21

    Từ truyền thuyết xưa ngẫm về đạo học thời nay

    Bước sang năm Rắn (Ất Tỵ), câu chuyện về người học trò thủy thần của thầy Chu Văn An lại được nhiều người nhắc đến. Hình ảnh người học trò dù mang thân phận khác biệt vẫn khiêm tốn theo học thầy Chu Văn An, hy sinh bản thân để cứu dân, không chỉ gợi...
    27 2

    Nhớ thời đọc báo sau giờ nghỉ trưa

    Những năm 1980, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đều phải có kế hoạch dành một phần quỹ phúc lợi để mua báo ngày, báo tuần các loại cung cấp cho các phòng, ban, phân xưởng sản xuất. Đây là một cách hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền về chủ...

Được quan tâm