Hà Tĩnh: Dự án chăn nuôi bò 4.500 tỷ “chết lâm sàng” nay xin tái cơ cấu hồi sinh

Trần Hùng 121 lượt xem 3 Tháng Tư, 2021

Sau nhiều năm dự án chăn nuôi bò nghìn tỷ chết lâm sàng cùng với đó là hàng loạt lãnh đạo công ty đi tù, thì công ty Bình Hà vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất đổi tên dự án, điều chỉnh quy mô nuôi bò và giảm vốn đầu tư.

Dự án chăn nuôi bò nghìn tỷ “chết lâm sàng” nhiều năm

Dự án chăn nuôi bò Bình Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, số lượng bò dự kiến lên đến 254.000 con/năm. Đây là dự án kinh tế có tiềm lực lớn ở khu vực, được xem là bước ngoặt lớn thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp của tỉnh nhà, thế nhưng sau vài năm hoạt động đã thất bại, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước.

1111
Dự án nuôi bò của công ty Bình Hà trở thành “vết nhơ” của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh.

Cụ thể, dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của CTCP chăn nuôi Bình Hà được tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1300/QĐ-UBND, ngày 15/4/2015 (có bổ sung, điều chỉnh tại QĐ số 99/QĐ-UBND ngày 12/01/2016) với tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, được triển khai trên diện tích 2.163,5 ha ở hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.

Sau khi đi vào hoạt động, với quy mô 254.200 con bò/năm, dự án sẽ góp phần phát triển chăn nuôi bò giống, bò thịt theo quy trình công nghệ cao, với sản phẩm bò thịt chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Thế nhưng sau gần 4 năm (2018) triển khai, giờ đây dự án chỉ còn là bãi đất trống, tan hoang. Dự án chỉ đạt quy mô gần 15.000 con bò/năm (tương đương 6% quy mô dự án), đã xuất bán khoảng 43.000 con sau khi đã vỗ béo, lượng bò nhập về và thả nuôi giảm dần theo từng năm, có thời điểm, số bò trong chuồng chỉ vỏn vẹn gần 800 con. Đến thời điểm hiện tại, trang trại đang bỏ hoang.

Để triển khai được dự án, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) hỗ trợ về vốn. Ngoài hợp đồng tín dụng cho vay trung, dài hạn hơn 2.000 tỉ đồng, ngân hàng này dự kiến sẽ tiếp tục làm đầu mối đầu tư vốn lưu động cho dự án thêm hơn 1.000 tỉ đồng. Theo báo cáo số 157/BH của Công ty Bình Hà ngày 19/9/2017 cũng thừa nhận, công ty đã đầu tư vào dự án này với số tiền 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn và thua lỗ. Chỉ tính riêng năm 2016 công ty lỗ hơn 200 tỉ đồng.

Bên cạnh việc nuôi bò, cuối năm 2017, CTCP Bình Hà đã phát cỏ, làm đất trồng chuối. Đến tháng 3/2018, đơn vị này đang chăm sóc hơn 1.000 bầu chuối giống ở hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, tổng diện tích đất trồng chuối tự chuyển đổi là 175 ha.

Khi những sai phạm nghiệm trong dự án này được phát hiện, hàng loạt lãnh đạo ngân hàng BIDV cùng lãnh đạo Công ty bò Bình Hà bị bắt giữ về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Dự án đổi tên, tái cơ cấu

Dự án nuôi bò ngừng hoạt động, đắp chiếu từ sau khi hàng loạt lãnh đạo của Công ty Chăn nuôi Bình Hà đi tù. Nay công ty Bình Hà xin đổi tên dự án, điều chỉnh quy mô nuôi bò và giảm vốn đầu tư.

Theo nguồn tin của PV TTV, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa đồng ý chủ trương về đề nghị điều chỉnh dự án nuôi bò giống và bò thịt tại Hà Tĩnh. Theo đó, doanh nghiệp được đổi tên dự án “Nuôi bò giống và bò thịt tại Hà Tĩnh” thành “Chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu tại Hà Tĩnh”.

Theo đó, công ty điều chỉnh quy mô nuôi bò từ hơn 254.000 con mỗi năm xuống 35.000 con một năm; trồng thêm cây nguyên liệu như chuối, ngô, cây ăn quả, cỏ, dược liệu…

CCEF34FE A983 4363 AF92 67ECC152D8AA
Dự án điều chỉnh quy mô nuôi bò và giảm vốn đầu tư.

Ngoài ra, công ty cũng được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ hơn 4.000 tỷ đồng xuống còn 1.800 tỷ đồng, giảm quy mô diện tích dự án ở các khu đất thuộc hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh từ hơn 2.000 ha xuống còn hơn 1.000 ha.

Đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, việc đồng ý chủ trương tái cơ cấu là để doanh nghiệp “phát triển quỹ đất và hệ thống cơ sở hạ tầng đã giao, tránh gây lãng phí”.

Theo Hồng La TTV

Bài viết cùng chủ đề:

    15

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024: Bệ đỡ cho các dự án thiết thực trong cuộc sống

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024, có chủ đề “Khởi nghiệp xanh – xu hướng phát triển bền vững”, được tổ chức từ ngày 08 – 09/11/2024. Đây là chuỗi sự kiện với nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, ấn tượng như: diễn đàn khởi nghiệp (Cama-FORUM), cuộc thi khởi nghiệp...
    13 1

    Nhựa Tiền Phong tặng xe đạp cho học sinh nghèo Hải Phòng

    Nhựa Tiền Phong vừa kết hợp cùng Hội Bảo trợ trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Tiên Lãng và trường THCS Khởi Nghĩa. Trước đó, từ đầu năm 2024, Nhựa Tiền Phong cũng đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ người tàn tật và...
    10 2

    Oppo ra mắt tai nghe không dây chống ồn Enco Air4 tại Việt Nam

    Oppo vừa chính thức giới thiệu tại Việt Nam mẫu tai nghe không dây chống ồn thế hệ mới Enco Air4, hứa hẹn mang đến trải nghiệm âm thanh sống động cho người dùng. Oppo Enco Air4 được trang bị nhiều tính năng vượt trội, bao gồm khả năng chống ồn tốt hơn, chất âm ấn...
    5 2

    Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư bán dẫn

    Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với sự tham gia của nhiều đối tác và doanh nghiệp công nghệ cao. Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn. Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo...
    2 7

    Nhựa Tiền Phong tài trợ chính cho Tuần lễ nước Việt Nam 2024

    Với chủ đề “Phát triển ngành nước Việt Nam: An ninh, An toàn, Hiệu quả và Hội nhập”, Tuần lễ nước Việt Nam đã trở thành sự kiện tâm điểm năm 2024 của ngành nước. Chương trình do Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức và được bảo trợ của Bộ...

Được quan tâm