Đường Sách TPHCM – Nhìn lại 5 năm hoạt động

Trần Hùng 175 lượt xem 9 Tháng Một, 2021
duong sach e1610184314808
Nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm “Đường Sách TPHCM – Nhìn lại chặng đường 5 năm”

Chúc mừng tuổi lên 5 của Đường sách, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đánh giá, Đường Sách TPHCM là mô hình văn hóa đọc đầu tiên của cả nước hoạt động một cách hiệu quả. Là nơi để học sinh, sinh viên, người dân TPHCM và du khách có những trải nghiệm về các hoạt động liên quan đến sách. Các hoạt động, sự kiện tổ chức tại đây cũng góp phần lan tỏa tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhân dân và góp phần vào phát triển ngành xuất bản, in và phát hành, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, giáo dục, du lịch trên địa bàn Thành phố.

“Ngay từ khi ra đời, Đường sách TPCHM đã duy trì những dấu ấn đẹp, là điểm hẹn văn hóa, mà người dân Thành phố và du khách quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong đó, Đường sách TPHCM đã đặt tiêu chí không thương mại hóa, tất cả hoạt động chỉ phục vụ phát triển văn hóa đọc. Mong rằng tiêu chí này tiếp tục được giữ gìn và phát huy, các đơn vị sẽ sử dụng lợi nhuận hiệu quả vào đúng mục tiêu xây dựng Đường sách TPHCM khang trang hơn, thu hút hơn. Từ đó, hỗ trợ phát triển văn hóa đọc trong khu vực và cả quốc gia chứ không chỉ gói gọn trên phạm vi Đường sách”, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức nhấn mạnh.

duong sach dep e1610184526105

Tại buổi lễ kỉ niệm, Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông TPHCM Từ Lương nhận định, Đường Sách TPHCM một thiết chế văn hóa, tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú cho cư dân TP, Đường sách TP đã thật sự thổi hồn cho sự phát triển của đô thị thông minh, sáng tạo, nghĩa tình.

Từ khi có Đường Sách, sự quan tâm đến văn hóa đọc của người dân ngày càng tiến bộ, đặc biệt là ngày càng nhiều các cơ sở giáo dục kết nối với đường sách, ngày càng nhiều thiếu nhi, học sinh, những bạn trẻ đến đây để khám phá các giá trị văn hóa tinh thần đa dạng.

tang thuong
Các cá nhân nhận Bằng khen của UBND TPHCM vì những đóng góp cho việc phát triển Đường Sách TPHCM giai đoạn 2016 – 2021

Sự ra đời của Đường Sách TPHCM  là thành quả của sự đồng thuận giữa “ý Đảng, lòng dân” về việc tạo dựng một không gian văn hóa đọc, điểm phục vụ và thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của cư dân TPHCM và du khách. Nơi đây đã trở thành địa điểm thưởng lãm nét văn hóa của người TPHCM sau những giờ làm việc, ngày nghỉ cuối tuần, những ngày lễ hội… Giám đốc Công ty Đường Sách TPHCM Lê Hoàng khẳng định.

Trong 5 năm qua, Đường Sách TPHCM đón khoảng 11.5 triệu lượt khách, tổ chức 1.194 sự kiện đa dạng loại hình hoạt động. Tổng doanh thu của các đơn vị có gian hàng đạt được 181 tỷ đồng, với hơn 3,5 triệu bản sách được bán ra, trong đó có hơn 57.000 tựa sách mới. Sau 5 năm, đường sách không chỉ trở thành điểm đến thân thiện của người dân TPHCM mà còn lan tỏa niềm say mê tới du khách cả nước và bạn bè quốc tế.

Dịp này, UBND TPHCM tặng Bằng khen cho 9 tập thể và 12 cá nhân có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng và phát triển Đường Sách TPHCM giai đoạn 2016 – 2021.

Minh Hoàng

Bài viết cùng chủ đề:

    6

    Gợi ý những địa điểm ăn uống ngày 20/10 không nên bỏ qua

    Ngày 20/10 là cơ hội lý tưởng để tổ chức một bữa tiệc ấm cúng hoặc một cuộc hẹn ăn uống đầy ý nghĩa dành cho những người phụ nữ thân yêu. Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 không chỉ là dịp để tôn vinh phái đẹp mà còn là cơ hội để gắn kết...
    4

    Kiến trúc Hà Nội thời bao cấp: Cần đánh thức khối di sản đang “ngủ yên”

    Khối di sản kiến trúc thời bao cấp là một phần tạo dựng nên bản sắc Hà Nội và có nhiều tiềm năng để phát huy giá trị, đóng góp vào công cuộc đổi mới tiếp theo của đất nước cũng như phục vụ cho chiến lược phát triển Hà Nội trong tương lai, hướng...
    16 1

    Bình dị phiên chợ cá dưới chân sóng ở Bình Định

    Mặt trời vừa ló dạng, chợ cá ở làng chài xã Mỹ An (H.Phù Mỹ, Bình Định) trở nên rôm rả, nhộn nhịp. Tiếng tàu cá, thương lái, ngư dân và tiếng sóng biển hòa quyện vào nhau thành một nhịp điệu sôi động. Khoảng 4 giờ 30 hằng ngày, hàng chục thương lái tập trung...
    1 2

    Sài Gòn qua bản đồ

    Năm 1698, thủ phủ Gia Định đặt trên địa bàn có sẵn hai phố thị Sài Gòn và Bến Nghé. Từ năm 1623, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã cho lập hai đồn thu thuế tại Prai Kor (sau biến âm thành Sài Gòn) và tại Kas Krobey tức Bến Nghé. Người Việt tới làm...
    8

    Áo dài khoe sắc tại danh thắng Ngũ Hành Sơn – di tích đặc biệt cấp quốc gia

    15 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi Duyên dáng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) vừa khoe sắc tại danh thắng là di tích đặc biệt cấp quốc gia này. Cuộc thi Duyên dáng Ngũ Hành Sơn năm 2024 vừa thực hiện bộ ảnh nghệ thuật cho 15 thí sinh lọt vào vòng chung...

Được quan tâm