9X Hà Thành đưa giấy thủ công truyền thống đến gần với đương đại

Huyền Linh 226 lượt xem 15 Tháng Một, 2024

Bằng những tờ giấy dướng, giấy gió, cô gái 9X Đoàn Thái Cúc Hương (Hoài Đức, Hà Nội) đã sáng tạo ra những sản phẩm như chao đèn, sổ, quạt… mang hơi thở của văn hóa Việt truyền thống đan xen cả thẩm mỹ hiện đại.

1 34

Chia sẻ với PV, 9X Đoàn Thái Cúc Hương cho biết cơ duyên giúp cô đến với những sản phẩm làm từ giấy truyền thống của Việt Nam là trong một lần đi học lớp ép hoa khô, khi cô giáo đưa cho tờ giấy dướng (được làm từ cây dướng) để dán hoa khô lên đấy.

2 31

Sau khi học về, Hương có tìm hiểu thêm và biết được đấy là giấy thủ công của Việt Nam. Nhưng Hương thấy tính ứng dụng về sản phẩm hạn chế, cũng có một vài nơi làm sản phẩm thủ công từ những tờ giấy này mà chưa đến độ tinh xảo.

3 29

Sản phẩm đầu tiên cô làm ra là chùm đèn hoa. Khi làm xong thấy xinh, treo lên được bạn bè khen và động viên làm nên Hương bắt đầu làm nhiều hơn.

4 23

Đoàn Thái Cúc Hương cho biết, thế hệ 9X bây giờ cũng ít người quan tâm đến giá trị truyền thống và nghệ thuật dân gian. Cô tự hỏi tại sao mình không suy nghĩ thêm để đưa các loại hình dân tộc tới gần mọi người hơn thông qua việc làm các sản phẩm từ giấy thủ công, để nhiều người biết hơn về chất liệu truyền thống này. Bằng khả năng và sáng tạo của mình, khi làm các sản phẩm 9X muốn kết hợp tính truyền thống, lịch sử và mang giá trị thẩm mỹ nữa để có tính ứng dụng cao trong cuộc sống thường ngày.

5 18

Để làm được một sản phẩm thì khoảng thời gian lên ý tưởng theo Hương là lâu nhất, bởi phải lên trong đầu tất cả hình dáng, tỉ lệ kích thước sao cho chắc nhất rồi mới bắt tay vào làm để bị ít sai sót nhất. Đến nay sản phẩm sổ dát xương lá bồ đề là sản phẩm Hương mất thời gian suy nghĩ và làm lâu nhất khoảng 4 tháng.

6 15

Bởi không chỉ là một cuốn sổ thông thường, mà trong đó Hương còn sử dụng nhiều loại giấy là dướng, dó, điệp được nhuộm màu từ cây vải, cây hoàng đằng. Rồi ngâm thử lá bồ đề, lấy xương, phơi khô rồi khâu. Ngoài ra để thêm nét đẹp, Hương còn dùng lá rau ngót rắc lên giấy sổ để thêm phần bắt mắt người mua.

7 12

Những sản phẩm được làm từ chất liệu giấy truyền thống của Việt Nam khi nhìn thấy người ta thấy giống như tiệm ký ức về tuổi thơ vì ở đó là chiếc đèn cù, quạt mo, quạt gấp, quyển số khâu bìa từ vải rèm treo đầu giường của bà con dân tộc Thái. Nhưng tiệm tạp hóa này cũng mang màu sắc hiện đại với các sản phẩm đèn ngủ, đèn để bàn, phong bì, thiệp mời…

8 11

Những chiếc lá bồ đề sau khi được cạo hết phần thịt sẽ còn lại phần xương lá, rồi được nhuộm màu rồi sau đó dùng để trang trí lên những chiếc chao đèn, quạt hay là những cuốn sổ bằng giấy dó, giấy dướng…

9 8

Những chiếc lá bồ đề được 9X Hà Thành dán trực tiếp lên chao đèn làm họa tiết thêm độc đáo hơn. Đoàn Thái Cúc Hương cho biết, nghề này ngày trước là nghề tay trái của cô, còn bây giờ là nghề tay phải thu nhập chính nuôi sống bản thân cô, ngoài ra cô còn đang là giáo viên dạy tiếng anh của một trường học ở Thủ đô Hà Nội.

10 7 scaled

“Gần Tết có nhiều doanh nghiệp, khách hàng lẻ mua về trang trí nhiều hơn so với bình thường. Mình thường có những đợt khách theo từng đợt như theo từng đợt lễ của Việt Nam. Đầu năm thì mọi người hay mua quạt nhiều về để đi chụp ảnh với cổ phục hay áo dài, hay đi chùa, hoặc mua làm phụ kiện. Rồi các nhiếp ảnh gia mua về chụp cho khách nữa, đặc biệt đầu năm vào ngày mùng 8 tháng 3 thì mọi người sẽ mua nhiều về tặng cho các chị em trong các cơ quan đoàn thể…” – Đoàn Thái Cúc Hương chia sẻ.

11 6 scaled

“Các sản phẩm chao đèn sau khi hoàn thiện sẽ có có giá thành từ vài trăm ngàn đồng cho tới vài triệu đồng tùy từng sản phẩm”, Đoàn Thái Cúc Hương chia sẻ.

12 6 13 4

Sản phẩm quạt làm từ giấy dó, giấy chương do Đoàn Thái Cúc Hương làm.

14 2

Ngoài ra, cô gái trẻ 9X còn làm ra những cuốn sổ bằng giấy dó, giấy dướng, những chiếc thìa có họa tiết ấn tượng.

15 1

Đoàn Thái Cúc Hương tâm sự, trong tương lai, cô sẽ hướng sản phẩm của mình phát triển rộng trong nước và mong muốn lan rộng ra thị trường quốc tế nếu có điều kiện tốt.

Theo CÔNG LUẬN

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm