12 bức phù điêu tại chợ Bến Thành – một câu chuyện lịch sử

Trần Hùng 1758 lượt xem 24 Tháng Tư, 2021

Sau gần 70 năm tồn tại, những bức phù điêu của chợ Bến Thành vẫn tươi màu trước vô vàn biến động thời cuộc cùng sự khắc nghiệt của thời tiết…

Phu dieu cho Ben Thanh 01

Được khánh thành năm 1914, chợ Bến Thành là một ngôi chợ cổ nổi tiếng, được coi là biểu tượng của Sài Gòn.

Phu dieu cho Ben Thanh 02

Một nét đặc sắc trong kiến trúc của ngôi chợ là trên các cổng đều có những bức phù điêu gốm, mô tả các sản vật của miền Nam với hình con bò, con ngỗng, con cá đuối, nải chuối… Phía sau những tác phẩm này là câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết.

Phu dieu cho Ben Thanh 03

Theo đó, 12 bức phù điêu bằng gốm được gắn lên 4 mặt của chợ Bến Thành từ năm 1952. Tác phẩm này là do họa sĩ Lê Văn Mậu sáng tác và phối hợp chế tác cùng các nghệ nhân gốm của xưởng mỹ nghệ Biên Hòa theo đơn đặt hàng của nhà thầu chợ Bến Thành.

Phu dieu cho Ben Thanh 04

Họa sĩ Lê Văn Mậu đã sáng tác trực tiếp lên đất, sau đó chỉnh sửa với sự góp ý của những nghệ nhân hàng đầu của dòng gốm Biên Hòa như Sáu Sảnh, Tư Ngô, Hai Sáng, chú Thạch, anh Tóc… Phu dieu cho Ben Thanh 05

Để tránh vênh méo ở những sản phẩm có độ nung cao như gốm Biên Hòa, những phù điêu đó được cắt ra theo từng miếng nhỏ riêng, để đem mang đi “nhúng” men, rồi nung. Phu dieu cho Ben Thanh 06

Do lò đốt bằng củi thủ công thỉnh thoảng gây “hỏa biến” ở đồ gốm, nên ở những bức phù điêu chợ Bến Thành có những mảng màu men ngả vàng rất đẹp, tự nhiên.

Phu dieu cho Ben Thanh 07

o những miếng nhỏ của bức phù điêu được đặt ở nhiệt độ không đều nhau, tuy trong cùng một lò nung, nên khi ra lò, nó có miếng màu nhạt, màu đậm. Phu dieu cho Ben Thanh 08

Sau khi các phù điêu hoàn thành ở xưởng, các nghệ nhân Phạm Văn Ngà (Ba Ngà), Nguyễn Trí Dạng (Tư Dạng) và Võ Ngọc Hảo được xưởng mỹ nghệ Biên Hòa cử lên Sài Gòn để gắn những lên cổng chợ Bến Thành. Phu dieu cho Ben Thanh 09

Từng tấm phù điêu được gắn từ dưới lên cho đến khi hoàn thành một bức phù điêu. Sau đó các nghệ nhân kiểm tra lại xem chỗ nào còn hở thì trét hồ cho kín. Phu dieu cho Ben Thanh 10

Sau gần 70 năm tồn tại, những bức phù điêu của chợ Bến Thành vẫn tươi màu trước vô vàn biến động thời cuộc cùng sự khắc nghiệt của thời tiết…

Theo tri thức và cuộc sống

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm